Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân và giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và cũng là mục tiêu phấn đấu của Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp. Điều đó đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng xuyên suốt qua nhiều thời kỳ và trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, dự án về xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới; Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, trong đó có Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ… Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã xác định mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của vùng miền Trung; tạo tiền đề để đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước”.
Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 207/TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất, đánh dấu sự ra đời của Khu công nghiệp Dung Quất. Ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất trên cơ sở khu công nghiệp Dung Quất.
Kinh tế hợp tác luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Huyện Sơn Tây với trên 80% lao động làm nông nghiệp; bởi vậy, nông dân là thành viên nòng cốt của các HTX, có vị trí hết sức quan trọng về phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng và tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ trong trương lai, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, gia đình, dòng tộc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối với dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước. Sự gia tăng bất thường về tỷ lệ giới tính khi sinh của toàn quốc cũng như vùng và các tỉnh trong những năm gần đây đang là quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các nhà nghiên cứu về nhân khẩu học.
Thực hiện chỉ thị số11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Tổng cục Thống kê ban hành phương án điều tra đột xuất đánh giá tác động Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn; các vấn đề tồn tại của nền kinh tế như năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, việc tiêu thụ một số nông sản và chăn nuôi còn khó khăn,… thách thức mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, kế thừa, phát huy những thành quả đã đạt được của năm 2017, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra từ đầu năm, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cố gắng của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Quy mô hộ gia đình có tác động đến sự đói nghèo hay giàu có của hộ gia đình và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng hoạt động của các ngành và chất lượng cuộc sống của người dân đồng thời còn làm thay đổi sự phân công lao động xã hội. Để đảm bảo nâng cao chất lượng dân số, cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm, đảm bảo quy mô gia đình phù hợp. Theo kết quả Khảo sát mức sống dân cư các năm cho thấy mô hình gia đình tỉnh Quảng Ngãi sau:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2017 ước đạt 46.177,7 tỷ đồng, tăng 10,96% ( tăng 4.561,5 tỷ đồng) so với năm 2016, trong đó nhóm bán lẻ hàng hóa chiếm tỷ trọng 74,35% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2017. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2017 tăng 8% so với năm 2016.
Cứ đến cuối tuần có thi đấu bóng đá, trên báo ta thấy nhan nhản những con số thống kê, những sự kiện thú vị nằm cạnh các thông tin cứng nhắc, khô khan đến mức nhạt nhẽo. Ngày nay, những con số bay nhảy đã trở thành công nghệ siêu việt, và đó mới là thứ tạo ra ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới bóng đá!
Theo số liệu điều tra Doanh nghiệp và điều tra Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, năm 2014 toàn tỉnh có 11.097 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó số lượng cơ sở cá thể kinh doanh dịch vụ ăn uống là 11.038 cơ sở, chiếm 99,47%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2015 phản ánh diễn biến theo xu hướng giá nhiều hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng giảm sau Tết Nguyên đán Ất Mùi, phù hợp với quy luật tiêu dùng những năm trước đây.CPI tháng 3 năm 2015 giảm 0,30% so với tháng 2 năm 2015; so với cùng kỳ năm trước tăng 2,05%; so với tháng 12 năm trước tăng 1,22%; CPI quý I năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,03%; so với quý trước tăng 1,21%.
Công tác DS-KHHGĐ đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh, nâng cao mức sống người dân, cải thiện tình trạng sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, cả nước cũng như ở tỉnh Quảng Ngãi đang đối mặt với thách thức đó là: mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức báo động. Tỉnh Quảng Ngãi mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao, xảy ra ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh.
Trong năm 2013, cả tỉnh có 88.340 người, tương ứng với 12,1% đã được đào tạo đang tham gia làm việc trên tổng số 730.661 người đang làm việc. Biểu 1 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa nam và nữ mức chênh lệch 4,4%. (nam là 14,5% và nữ là 10,1%). Tương tự vậy, cũng có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 22,5% (thành thị là 25,9% và nông thôn là 10,1%).
Đến năm 2013 dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi là 1.236.250 người. Toàn tỉnh có khoảng 324.000 hộ gia đình, bình quân 3.75 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có chiếm 14,62% và dân số nông thôn chiếm 85,38%. Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50,7%, nam chiếm 49,3%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 88,51%, chỉ tiêu này cho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 25,55%, đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.
Xét ở nhiều mặt cho thấy, những năm gần đây đời sống vật chất, tinh thần người dân ở khu vực nông thôn đã có những bước tiến.Thời sự gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều đến đời sống, thu nhập của người nông dân Việt Nam, vấn đề nông dân bỏ ruộng, di cư ra đô thị, xuất khẩu lao động.... cho thấy sự quan tâm của xã hội đối với khu vực nông thôn ngày một nhiều.
Kinh tế càng phát triển thì cơ hội có việc làm càng rộng mở đối với người lao động, làm cho số người làm công ăn lương tăng, hình thành nên những hộ chuyên làm công. Theo kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2010, thu nhập của hộ làm công ăn lương đạt 61065,0 ngàn đồng/năm, cao hơn 36,7% so với mức bình quân chung. Bài viết sau sẽ xây dựng mô hình thu nhập của hộ làm công và người làm công ăn lương thông qua sử dụng mô hình hồi quy bội với dạng hàm được chọn là hàm hàm sản xuất Cobb-Douglas. Trước hết, hộ làm công trong bài viết được hiểu là hộ có thành viên trong gia đình làm công ăn lương nhưng không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.- Mô hình hóa thu nhập của lao động làm côngĐể mô hình hóa mối liên hệ giữa thu nhập của hộ (TN) với các nhân tố ảnh hưởng, tác giả chọn các nhân tố cơ bản để thực hiện hồi quy là: Số người làm công (LD), thời gian làm việc (TG) và trình độ học vấn (thời gian đi học) của lao động làm công (HV).