Truy cập nội dung luôn

Thực trạng lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

22/01/2015 12:00    6511

Trong năm 2013, cả tỉnh có 88.340 người, tương ứng với 12,1% đã được đào tạo đang tham gia làm việc trên tổng số 730.661 người đang làm việc. Biểu 1 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa nam và nữ mức chênh lệch 4,4%. (nam là 14,5% và nữ là 10,1%). Tương tự vậy, cũng có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 22,5% (thành thị là 25,9% và nông thôn là 10,1%).

​Trong dãy số liệu ta thấy rằng,  xu hướng học cao đẳng và sử dụng trình độ cao đẳng  trong nền kinh tế thấp, do đó tỉ lệ chênh lệch về lao động đang làm việc đã qua đào tạo cũng không đáng kể giữa nam và nữ cũng như thành thị và nông thôn ở nhóm trình độ này. Chất lượng việc làm của tỉnh còn thấp và không đồng đều giữa các vùng. Lao động có kỹ năng, đặc biệt là lao động sản xuất trực tiếp là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, thu nhập cao và đáp ứng được yêu cầu của các ngành trong việc sử dụng công nghệ hiện đại và hoạt động quản lý.

Biểu 1: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo, năm 2013
                                                                                                       Đơn vị tính: Phần trăm

Giới tính/ khu vực

Tổng số

Dạy nghề

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học trở lên

Toàn tỉnh

13,2

2,7

3,9

2,2

3,4

Nam

14,5

4,9

4,0

1,9

3,7

Nữ

10,1

0,5

3,9

2,5

3,2

Chênh lệch

4,4

4,4

0,1

(0,6)

0,5

Thành thị

25,9

4,9

6,8

2,8

11,3

Nông Thôn

10,1

2,3

3,5

2,1

2,1

Chênh lệch

15,8

2,6

3,3

0,7

9,2

Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn Trong biểu 2, tỷ trọng lao động có việc làm chưa bao giờ đi học chiếm khá cao 9% trong tổng số lao động, trong đó nữ không đi học chiếm rất nhiều so với nam (74,2%), lực lượng này chủ yếu ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Hơn một nửa số lao động trong nền kinh tế tốt nghiệp từ tiểu học (28,6%) đến trung học cơ sở (26,2%). Ở các trình độ học vấn thấp (từ chưa bao giờ đi học cho đến tốt nghiệp tiểu học) thì nữ chiếm số đông hơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao thì nam lại chiếm số đông hơn nữ.  Điều này cho thấy, vẫn còn sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục phổ thông của lực lượng lao động.   Biểu 2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, năm 2013                                                                                                                  Đơn vị tính: Phần trăm

Trình độ học vấn

Tổng số

Nam

Nữ

% Nữ

Tổng số

100

100

100

49,2

Chưa đi học

9,0

4,6

13,6

74,2

Chưa tốt nghiệp tiểu học

16,4

13,0

19,9

59,8

Tốt nghiệp tiểu học

28,4

29,5

27,3

47,2

Tốt nghiệp THCS

26,2

28,8

23,4

44,1

Tốt nghiệp THPT

7,7

9,6

5,7

36,7

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

12,3

14,5

10,1

40,2

Cơ cấu lao động có việc làm theo nghề nghiệp Trong năm 2013 biểu 3 cho thấy, có 60,5% "Lao động giản đơn" (441.815người). Các nhóm nghề cơ bản khác bao gồm "Dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự ATXH và bán hàng" (82.285 người tương đương 11,2%); "Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp" (46.765 người tương đương 6,4%) và "Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan" (73.535 người tương đương 10,1%). Ngược lại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số lao động đang làm việc (tỷ lệ tương ứng là 3,4% và 2,4%). Có tới 5 trong 10 nhóm nghề sử dụng ít lao động nữ hơn nam giới, đặc biệt chỉ có 13,9% nữ giới là "Nhà lãnh đạo", tỉ lệ này cho thấy nữ giới tham gia điều hành các hoạt động kinh tế còn rất thấp. Nhóm nghề sử dụng nhiều lao động nữ hơn nam giới nhất (70,9%) đó là dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng. Các nhóm nghề khác sử dụng  số lượng lao động nữ nhiều hơn nam nhưng không đáng kể là chuyên môn kỹ thuật bậc cao (56,8%), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (53,7%) và lao động giản đơn (52,7%).   Biểu 3: Số lượng và cơ cấu nghề nghiệp của LLLĐ có việc làm, năm 2013

 

Nghề nghiệp

Số người có
việc làm       (Người)

Tỷ trọng (%)

 

(%) Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

- Các nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị

10.029

1,4

2,4

0,4

13,9

- CMKT bậc cao trong các lĩnh vực

25.186

3,4

3,0

4,1

56,8

- CMKT bậc trung trong các lĩnh vực

17.260

2,4

2,2

2,6

53,7

- Nhân viên

8.332

1,1

1,1

1,2

51,1

- Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự - ATXH và bán hàng có kỹ thuật

82.285

11,2

6,3

15,9

70,9

- LĐ có kỹ thuật trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

46.765

6,4

8,8

3,9

30,0

- Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan

73.535

10,1

14,4

5,2

25,8

- Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị

24.534

3,4

5,1

1,7

24,6

- Lao động giản đơn

441.815

60,5

56,5

65,0

52,7

-Lực lượng quân đội

920

0,1

0,2

0 *

4,7

*: Nữ tham gia lực lượng quân đội: 0,01% Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, so với cả nước và một số tỉnh trong khu vực miền trung, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh đang diễn ra chậm. Biểu 4, tỷ trọng lao động sản xuất nông lâm thuỷ sản còn cao (64%), trong khi lao động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng (12,8%) và dịch vụ (23,2%). Tương tự cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng thay đổi chậm. So sánh cơ cấu lao động ở hai khu vực thành thị và nông thôn cho thấy: khu vực nông thôn số lượng lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn (71,1%), trong khi công nghiệp( 11,2%), dịch vụ (18,7%) điều này cho thấy, chính sách phát triển các làng nghề, hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn tập trung ở thành thị.

Biểu 4: Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế, chia theo thành thị/ nông thôn, năm  2013                                                                                                    Đơn vị tính: Phần trăm  

 

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

100

100

100

Nông, lâm,thuỷ sản

64,0

27,5

70,1

Công nghiệp và xây dựng

13,0

22,5

11,2

Dịch vụ

23,0

50,0

18,7

Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế Biểu 5, số liệu phản ánh cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế và theo giới tính. Đáng chú ý, hơn một nửa tổng số lao động có việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Một số ngành khác có tỷ trọng tương đối lớn trong các ngành là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 7,3%, bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 9,5% và xây dựng chiếm 5,3%. Chênh lệch giới tính trong một số ngành kinh tế khá rõ, có những ngành tỷ trọng lao động nữ trong tổng số lao động của ngành khá thấp, như vận tải kho bãi (2,5%), xây dựng (9,4%) và hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (8,7%). Ngược lại, có những ngành chủ yếu là lao động nữ, như: hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình (94,4%), giáo dục và đào tạo (68,2%), nghệ thuật vui chơi và giải trí (70,1%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (74,7%) và hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (70,6%).

Biểu 5: Cơ cấu lao động của các ngành kinh tế, năm 2013
                                                                                                                          Đơn vị tính: Phần trăm

Ngành kinh tế

Tổng số

Nam

Nữ

% Nữ

Tổng số

100

100

100

49,2

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

64,3

62,2

66,2

50,8

B. Khai khoáng

0,0

0,0

0,0

 

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo

7,3

7,0

7,6

51,1

D. SX và phân phối điện,khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

0,1

0,2

0,0

10,5

E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

0,1

0,1

0,1

59,3

F. Xây dựng

5,3

9,4

1,0

9,4

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các xe có động cơ khác

9,5

6,7

12,4

64,1

H. Vận tải kho bãi

2,3

4,4

0,1

2,5

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

2,9

1,5

4,5

74,7

J. Thông tin và truyền thông

0,1

0,2

0,1

35,4

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0,3

0,2

0,4

70,6

L. Hoạt động KD bất động sản

0,0

0,0

0,0

0,0

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

0,2

0,4

0,0

8,8

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

0,1

0,2

0,1

34,9

O. Hoạt động của ĐCS, TCCT-XH, QLNN, ANQP, BĐXH bắt buộc

2,6

3,7

1,4

26,8

P. Giáo dục và đào tạo

3,2

2,0

4,4

68,2

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

0,6

0,5

0,7

58,7

R. Nghệ thuật vui chơi và giải trí

0,2

0,1

0,3

70,1

S. Hoạt động dịch vụ khác

0,8

1,2

0,5

27,2

T. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ GĐ

0,1

0,0

0,2

94,4

U. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

0

0

0

0


Cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế
Trong cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế thì loại hình kinh tế nông lâm thuỷ sản/ cá nhân và cá thể chiếm tới 87,7% tương đương với  268.219 người,  trong đó nông lâm nghiệp thuỷ sản là chủ yếu, điều này do đặc thù kinh tế và điều kiện phát triển của tỉnh. Ngược lại, loại hình kinh tế tập thể chỉ chiếm 0,2% vì loại hình kinh tế này hiện tại phát huy hiệu quả kinh doanh và không thích hợp trong điều kiện phát triển do vậy thu hút ít lao động. Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ có 0,3% điều này cho thấy trong những năm vừa qua mức hấp dẫn trong chính sách thu hút đầu tư của tỉnh chưa cao, vì thế chưa có nhiều doanh nghiệp FDI mạnh dạn đầu tư trong tỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng trong các năm tiếp theo việc xây dựng một số khu công nghiệp có vốn FDI sẽ thu hút được nhiều lao động hoạt động trong loại hình này, đồng thời tạo thêm được công ăn việc làm cho người lao động. Xét về tỷ trọng sử dụng lao động theo giới tính của các loại hình kinh tế cho thấy, tất cả các loại hình kinh tế đều sử dụng lao động nam nhiều hơn lao động nữ, trừ loại hình kinh tế vốn đầu tư nước ngoài có số lao động nữ chiếm 87,2%. Trong số hơn 1.968 lao động nữ làm việc cho loại hình kinh tế vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp dệt may (giày da) và làm nghề vận hành máy móc thiết bị (chủ yếu là vận hành máy may công nghiệp).

Biểu 6: Cơ cấu lao động chia theo các loại hình kinh tế và giới tính, năm 2013

Loại hình kinh tế

Số người có
việc làm       (Người)

Tổng số (%)

Nam (%)

Nữ (%)

% Nữ

Tổng số

730.661

100

100

100

49,3

Hộ nông lâm thuỷ sản/ cá nhân

580.303

79,4

77,4

82,5

49,6

Hộ sản xuất kinh doanh cá thể

58.448

8,0

9,6

5,8

Tập thể

1.386

0,2

0,4

0,0

0,0

Tư nhân

32.068

4,4

4,9

3,7

42,4

Nhà nước

56.198

7,7

7,6

7,4

48,6

Vốn đầu tư nước ngoài

2.258

0,3

0,1

0,6

87,2

Một số giải pháp cải thiện chất lượng lao động  và thay đổi cơ cấu lao động trong nền kinh tế theo hướng tích cực.        -Tạo cơ chế khuyến khích sự phát triển khu công nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, đồng thời duy trì và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm, đẩy mạnh thay đổi cơ cấu ngành, khu vực kinh tế ly nông nhưng không ly hương.      -Duy trì, thúc đẩy hơn nữa việc liên kết đào tạo giữa các trường đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở mọi trình độ, ưu tiên liên kết một số trường ở các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quy Nhơn. Củng cố và xây dựng một số trường đại học và trường nghề theo hướng đào tạo chuyên sâu, chất lượng cao, đặc biệt là các trường đào tạo nghề. Không mở rộng và xoá bỏ các ngành nghề không phù hợp ở địa phương nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lao động.      -Điều chỉnh chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình: thay vì tập trung hạn chế tốc độ tăng dân số nên tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội để chăm lo sức khoẻ bà mẹ sinh sản, giảm tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, duy trì và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách kế hoạch hoá dân số và gia đình theo hướng hạn chế tối đa việc can thiệp giới tính khi sinh để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính, truyền sâu rộng tới tất cả các đối tượng đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Để từng bước ổn định cơ cấu nguồn nhân lực, tăng cường chất lượng sức khoẻ và trí lực cho nguồn lao động. Trong các mối quan hệ của xã hội có rất nhiều vấn đề tác động đến chất lượng và cơ cấu của lao động, đây chỉ là những giải pháp chủ yếu và quan trọng, có tác động mạnh đến lao động và nguồn lao động. Các giải pháp này có mối quan hệ tác động lẫn nhau, ngoài việc thực hiện các giải pháp này trên cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác có liên quan.   Tài liệu tham khảo: -    Quyết định số 625/QĐ-TCTK về Điều tra lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. -    Số liệu Điều tra lao động việc làm năm 2013, Cục Thống kê Quảng Ngãi. -    Báo cáo phân tích Điều tra lao động việc làm 2013 của Tổng cục Thống kê. Nhà xuất bản Thống kê, năm 2014. -    Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2012. -    Định nghĩa các chỉ tiêu về lao động, Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization, viết tắt ILO).

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1418

Tổng số lượt xem: 479579

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready