Truy cập nội dung luôn

Tin Kinh tế - Xã hội Tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 năm 2017

22/09/2017 12:00    817

Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp. Những thách thức từ bên ngoài do bất ổn địa chính trị thế giới, xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch, việc Mỹ rút ra khỏi TPP có tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có tỉnh ta. Tuy nhiên, với những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến cải cách thể chế, môi trường đầu tư, kinh doanh được Chính phủ quyết liệt chỉ đạo thực hiện trong năm 2016 và đầu năm 2017 phát huy hiệu quả; hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy vốn đầu tư cho nền kinh cao hơn.

Trong tỉnh, ngay từ đầu năm Tỉnh xác định chủ đề trọng tâm của năm 2017 là “Đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và khởi nghiệp”; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 24/02/2017 về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong cải cách thủ tục hành chính…
     Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2017 đạt được kết quả tích cực như sau:
    1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 
1.1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt: Tổng diện tích cây hàng năm 9 tháng ước đạt 111.8819 ha, tăng 1,2% (1.318 ha) so với năm 2016.  Trong đó, diện tích cây hàng năm vụ đông xuân đạt 60.432,3 ha, tăng 1,4% (863,2 ha) so với vụ đông xuân năm 2016; diện tích cây hàng năm vụ hè thu đạt 51.448,7 ha, tăng 0,8% (408,5 ha) so với vụ hè thu năm 2016.
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 9 tháng ước đạt 86.097,2 ha, giảm 33,3 ha so với năm 2016. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 499.096,8 tấn, tăng 5% (23.968,8 tấn). 
    - Cây lúa: Diện tích gieo trồng 9 tháng đạt 73.096,5 ha, giảm 0,4% (290,6 ha) so với cùng kỳ năm 2016; năng suất đạt 59,0 tạ/ha, tăng 3,2 tạ/ha; sản lượng đạt 431.102 tấn, tăng 5,3% (21.705 tấn).
 + Lúa đông xuân toàn tỉnh gieo sạ đạt 38.805,6 ha, giảm 0,7% (284,6 ha) so với vụ đông xuân năm 2016. Tuy có những khó khăn do thời tiết gây ra, nhưng nhờ phấn đấu khắc phục, sâu bệnh ít nên năng suất lúa đạt 59,5 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2016. Nhìn chung, đây là vụ đông xuân được mùa, mặc dù năng suất tăng mạnh chủ yếu do vụ đông xuân năm 2016 bị mất mùa (có năng suất thấp nhất kể từ năm 2012); so với vụ đông xuân năm 2015, năng suất tăng 0,8 tạ/ha. Diện tích giảm nhưng nhờ năng xuất tăng nên sản lượng lúa đạt 231.009,7 tấn, tăng 10,3% (21.652,7 tấn) so với vụ đông xuân năm 2016.
Trong vụ đông xuân, toàn tỉnh triển khai xây dựng được 59 cánh đồng lớn với tổng diện tích 1.453,9 ha, năng suất lúa  đều đạt cao hơn năng suất bình quân chung.
 + Lúa hè thu gieo sạ đạt 34.290,9 ha, thấp hơn 0,6 ha so với cùng vụ năm 2016. Nhờ thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển nên năng suất lúa sơ bộ đạt 58,4 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2016. Sản lượng lúa tính sơ bộ đạt 200.092,6 tấn, tăng 52,6 tấn so với vụ hè thu 2016.
Trong vụ hè thu, việc chuyển đổi diện tích lúa không hiệu quả sang gieo trồng các loại cây khác được các địa phương tiếp tục triển khai.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng 9 tháng đạt 9.493,8 ha, tăng 3,5% (320,6 ha) so với cùng kỳ năm 2016; năng suất đạt 58,3 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng đạt 55.378 tấn, tăng 4,4% (2.336 tấn).
+ Diện tích ngô vụ đông xuân đạt 4.736,9 ha, tăng 2,2% (101,5 ha) so với vụ đông xuân năm 2016; trong đó có 127 ha chuyển đổi từ đất lúa. Năng suất ngô đạt 57,9 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2016. Sản lượng đạt 27.414,8 tấn, tăng 3,6% (957,8 tấn).
+ Diện tích ngô vụ hè thu sơ bộ đạt 4.756,9 ha, tăng 4,8% (219,1 ha) so với vụ hè thu 2016. Năng suất ngô sơ bộ đạt 58,8 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2016. Sản lượng ngô sơ bộ đạt 27.964,0 tấn, tăng  5,2% (1.379 tấn) so với vụ hè thu năm 2016.
- Các loại cây rau, đậu, hoa và cây cảnh
Tổng diện tích gieo trồng rau, đậu và hoa, cây cảnh 9 tháng đạt 14.674 ha, tăng 3% (433,3 ha) so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, vụ đông xuân đạt 8.172,3 ha (chiếm 55,7% tổng diện tích), tăng 2,8% (219,1 ha) so với vụ đông xuân năm 2016; vụ hè thu đạt 6.501,7 ha (chiếm 44,3%), tăng 3,4% (214,2 ha) so với vụ hè thu 2016.
+ Diện tích rau 9 tháng đạt 11.455,5 ha, tăng 3,9% (432,2 ha) so với cùng kỳ năm 2016; năng suất đạt 154,8 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng đạt 177.377,3 tấn, tăng 5,2% (8.735,8 tấn).
Diện tích rau năm 2017 tăng chủ yếu do trong vụ đông xuân 2016 người trồng rau bị ảnh hưởng tâm lý từ giá bán năm 2015 và thời tiết lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp không thuận lợi cho rau đậu phát triển, nhiều diện tích rau, đậu bị hư hỏng, sinh trưởng chậm nên diện tích rau năm 2016 đạt thấp.
+ Diện tích đậu đạt 3.088,5 ha, giảm 0,3% (9 ha) so với cùng kỳ năm 2016; năng suất đạt 19,9 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng đạt 6.142 tấn, tăng 0,4% (27,4 tấn).
+ Diện tích trồng các loại hoa và cây cảnh 9 tháng đạt 130 ha, tăng 8,4% (10,1 ha) so với cùng kỳ năm 2016.
Tính đến giữa tháng 9, thu hoạch xong 34.202 ha lúa hè thu (bằng 99,7% diện tích của vụ), tăng không đáng kể so với cùng thời điểm của vụ hè thu năm 2016 . Đồng thời, đã gieo sạ xong 2.337 ha lúa mùa, giảm 2% so với cùng thời điểm năm 2016. Bên cạnh đó, đã gieo trồng được 1.169,9 ha ngô (giảm 1,2%), 41,5 ha khoai lang (giảm 1%); 159,7 ha lạc (tăng 0,9%); 7 ha đậu tương (giảm 22,2%); 2.545,2 ha rau (tăng 0,5%); 345,4 ha đậu (giảm 3%),…
 Cây lâu năm
Nhìn chung, các loại cây lâu năm tuy có biến động (loại trừ chuối ở một vài địa phương) song hầu hết được trồng nhỏ lẻ, theo truyền thống, chưa định hình được hướng sản xuất hàng hóa rõ rệt nên không tác động nhiều đến sản xuất và đời sống xã hội.
b) Chăn nuôi
Năm 2017, mặc dù thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nhưng chăn nuôi quy mô lớn vẫn có chiều hướng phát triển. Tính đến ngày 01/7/2017, toàn tỉnh có 47 trang trại chăn nuôi, tăng 23,7% (9 trang trại) so với cùng thời điểm năm 2016. Các trang trại chủ yếu nuôi gia công lợn và gà cho đối tác. 
Nhìn chung trong 9 tháng đầu năm, nuôi lợn gặp khó khăn do về thị trường tiêu thụ, giá thu mua giảm sâu và kéo dài, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi và hạn chế thả nuôi mới cũng như tăng đàn. Chăn nuôi bò không phát triển (giữ ở mức duy trì) do giá (giảm nhẹ) nhưng chăn nuôi trâu và gia cầm (trừ vịt) có chiều hướng phát triển mạnh.
Ước tính tại thời điểm 30/9/2017, đàn trâu toàn tỉnh đạt 70.290 con, tăng 2% (1.367 con) so với cùng thời điểm năm 2016. Trong 9 tháng, xuất chuồng 9.314 con trâu, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2016. Do tập trung xuất chuồng và giết thịt trâu đã trưởng thành nên sản lượng thịt hơi đạt 2.614,67 tấn, tăng 18,9%. Đàn bò ước đạt 278.050 con, tăng 0,3% (949 con) so với cùng thời điểm năm 2016. Trong 9 tháng, xuất chuồng 71.876 con bò với tổng sản lượng thịt hơi 14.370,7 tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2016. Đàn lợn ước đạt 418.860 con, giảm 4,4% (19.090 con) so với cùng thời điểm năm 2016. Đàn lợn giảm là do giá thịt lợn hơi giảm sâu làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi, hạn chế thả nuôi lại sau xuất chuồng và tăng đàn. Trong 9 tháng, ước xuất chuồng 571.268 con lợn, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trọng lượng xuất chuồng đạt 33.440,3 tấn, giảm 6,9%. Ngoài ra còn xuất chuồng 42,2 tấn lợn sữa, tăng 13,1%.
Tình hình dịch bệnh:
Trong 9 tháng đầu năm, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm tuy có xảy ra nhưng ít, mức độ lây lan trong phạm vi hẹp. Cụ thể: bệnh heo tai xanh không  xảy ra; bệnh cúm gia cầm ít xảy ra (từ đầu năm đến nay chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu năm tại 8 hộ nuôi làm chết và tiêu hủy 25.760 con gia cầm gồm 1.660 con vịt và 24.100 con gà); bệnh lở mồm long móng gia súc xảy ra trong tháng 6 và tháng 7 tại 59 hộ nuôi của 3 huyện Minh Long, Sơn Tịnh và Tư Nghĩa với tổng số trâu bò mắc bệnh là 169 con.
1.2. Lâm nghiệp
Từ đầu năm 2017 đến nay, công tác bảo vệ rừng tiếp tục được các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, chỉ đạo nhằm hạn chế tình trạng cháy rừng cũng như chặt phá rừng trên địa bàn tỉnh.
Tính từ đầu năm đến giữa tháng 9, toàn tỉnh xảy ra 02 vụ cháy rừng với tổng diện tích bị cháy là 2,07 ha (rừng trồng) với giá trị thiệt hại ước tính 150 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vụ cháy rừng giảm 9 vụ, tương ứng với 11,92 ha.
Trong 9 tháng, qua tổ chức tuần tra, kiểm tra và truy quét, phát hiện 261 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; trong đó, có 20 vụ phá rừng, phát rừng với diện tích 21,74 ha. So với cùng kỳ năm 2016, số vị phát, phát rừng giảm 19 vụ, tương ứng với 11,92 ha. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ (tự nhiên) bị phá là 2,95 ha; diện tích rừng sản xuất (rừng trồng) là 18,79 ha. Tất cả các vụ phá, phát rừng đều nhằm mục đích lấy đất làm nương rẫy (13 vụ) hoặc trồng cây lâu năm (7 vụ). Qua đó, thu giữ 67,4 m3 gỗ tròn và 157,6 m3 gỗ xẻ, 205 kg than hầm; thu nộp ngân sách Nhà nước 1,59 tỷ đồng.
Tháng 9 năm nay mưa nhiều nên hoạt động trồng rừng diễn ra khá mạnh. Ước trong tháng trồng 1.599 ha rừng, tăng 88,3% so với cùng tháng năm 2016.  Uớc tính 9 tháng, diện tích rừng trồng tập trung đạt 7.257 ha, tăng 33,4% (1.815 ha) so với cùng kỳ năm 2016.
Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 37.002 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,4% (1.903 ha).          
Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh ước đạt 1.159 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,3 % (59 ha). Khoanh nuôi tái sinh rừng chủ yếu được thực hiện ở các khu vực rừng đầu nguồn của các công trình thủy điện.
Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ ước đạt 116.787 ha, so với cùng kỳ cùng kỳ năm trước tăng 5,2%.
Ươm cây giống lâm nghiệp ước đạt 40,423 triệu cây, so với cùng kỳ tăng 1,7% (5.747 ngàn cây). Giống cây lâm nghiệp được ươm chủ yếu là keo lai giâm hom và keo lai nuôi cấy mô.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, việc xuất khẩu gỗ dăm tuy có khó khăn về thị trường và giá cả xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp thu mua, chế biến gỗ dăm vẫn hoạt động ổn định, đảm bảo thu mua gỗ đến thời kỳ khai thác trên địa bàn tỉnh.
Sản lượng gỗ khai thác tháng 9 ước đạt 78.822 m3, tăng 9,8% so với tháng 9 năm 2016. Ước tính 9 tháng đầu năm, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 692.703 m3, tăng 5,7% (37.309 m3) so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khai thác gỗ từ rừng trồng đạt 92.518 m3  (99,8% là gỗ nguyên liệu giấy); khai thác gỗ từ rừng tự nhiên ước đạt 185,4 m3, tăng 312% so với cùng kỳ năm 2016 (chủ yếu do tận thu trong quá trình xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện).
    1.3. Thủy sản
Hoạt động thuỷ sản trong 9 tháng đầu năm vẫn giữ ổn định và duy trì được nhịp độ tăng trưởng nhờ tăng cường đầu tư cho khai thác, dịch bệnh nuôi trồng tuy có xảy ra nhưng mang tính cục bộ, xảy ra trên phạm vi nhỏ.
Sản lượng thủy sản tháng 9 ước đạt 18.529,8 tấn, tăng 8,8% so với tháng 9 năm 2016. Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước đạt 145.189,2 tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2016.
a) Khai thác
Tàu thuyền khai thác biến động theo hướng giảm tàu công suất nhỏ. Theo số liệu điều tra thủy sản ngày 01/5/2017, toàn tỉnh có 5.192 chiếc tàu đánh bắt thủy sản có động cơ, giảm 2,6% (136 chiếc) so với cùng thời điểm năm 2016 (ngày 01/5/2016 có 5.328 chiếc, giảm 3,1% tương ứng với 171 chiếc so với cùng thời điểm năm 2015). Tổng công suất tàu thuyền đạt 1.267.333 CV, tăng 13,2%  (147.674 CV). Ước tính đến thời điểm cuối tháng 9, toàn tỉnh có 5.218 tàu thuyền cơ giới, tổng công suất 1.278.410 CV.
Ước tính 9 tháng, sản lượng khai thác đạt 140.312 tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2016 (khai thác trên biển 139.858 tấn, khai thác nội địa 454 tấn). Trong đó, cá đạt 110.060,1 tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2016; tôm đạt 5.134 tấn, tăng 7%; các loại thuỷ sản còn lại đạt 24.664 tấn, tăng 3,4%.
b) Nuôi trồng
Trong tháng, dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản không xảy ra. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có 0,35 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh (huyện Bình Sơn).  Ngoài ra, cá cam nuôi lồng tại xã An Hải, huyện Lý Sơn chết khoảng 4.000 con; Cá trắm cỏ nuôi lồng tại thôn Canh Mo, xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà bị bệnh đốm đỏ chết.
Ước tính diện tích 9 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh thả nuôi 1.698,7 ha thuỷ sản các loại, tăng 6,4% (102,7 ha) so với cùng kỳ năm 2016. Diện tích nuôi tôm đạt 818,8 ha, tăng 11,7% (85,5 ha); trong đó, tôm sú đạt 53 ha, tăng 16,2% (7,4 ha); tôm thẻ chân trắng đạt 765,8 ha, tăng 11,4% (78,1 ha).
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 4.877,1 tấn, tăng 3,8% (178,2 tấn) so với kỳ năm trước. Sản lượng tôm thu hoạch ước đạt 3.340,1 tấn, tăng 10,1 % (306,9 tấn); trong đó, tôm sú ước đạt 72,7 tấn tăng 22,6% (13,4 tấn); tôm thẻ chân trắng ước đạt 3.251,2 tấn tăng 9,3 % (277,2).
- Sản xuất giống: Sản xuất giống ngày càng suy giảm (chủ yếu do hạn chế về kỹ thuật). Ước tính 9 tháng đầu năm, sản xuất được 350 ngàn con giống tôm chân trắng; 15 ngàn con giống cá bớp; 350 ngàn cá giống nước ngọt; 5 triệu con giống ốc hương; 25 ngàn con lươn giống.
    2. Sản xuất công nghiệp
Ước tính giá trị sản xuất tháng 9 năm 2017 đạt 9.853,1 tỷ đồng (theo giá SS 2010), giảm 2,2% so với tháng trước, nguyên nhân giảm chủ yếu do tháng này sản lượng sản phẩm lọc hóa dầu giảm 17,5 ngàn tấn. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 8.247,4 tỷ đồng, giảm 2,7%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.207,2 tỷ đồng, tăng 0,1% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 398,5 tỷ đồng, tăng 2,3%. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì GTSX tháng này tăng 8,6%.
Tính chung 9 tháng đầu năm, GTSX công nghiệp đạt 73.439,1 tỷ đồng (theo giá SS 2010), giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu thì GTSX tăng 10,3%. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 60.085,9 tỷ đồng, giảm 13,9%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 10.753,5 tỷ đồng, tăng 11,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.599,8 tỷ đồng, tăng 13,8%.
Trong 9 tháng đầu năm, đa số các sản phẩm chủ yếu đều tăng. Trong đó, một số sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ 2016 như: Thủy sản chế biến đạt 8.327 tấn, tăng 19,4%; đường RS đạt 139.344 tấn, tăng 26,5%; quần áo may sẵn đạt 10.103 ngàn cái, tăng 12,2%; Gạch xây các loại đạt 342.855 ngàn viên, tăng 8,4%; bánh kẹo các loại đạt 10.965 tấn, tăng 7,2%; nước khoáng và nước tinh khiết đạt 59.521 ngàn lít, tăng 6,1%; nước mắm đạt 5.903 ngàn lít, tăng 7,3%; rượu trắng đạt 4.992 ngàn lít, tăng 7,7%; sữa các loại đạt 194.176 ngàn lít, tăng 6,5%; điện sản xuất đạt 494,41 triệu kwh, tăng 68,1% và điện thương phẩm đạt 765,64 triệu kwh, tăng 11,1%. Riêng sản phẩm lọc hóa dầu đạt 4.382,8 ngàn tấn, giảm 14,5% (hay giảm 742,4 ngàn tấn) so với cùng kỳ năm trước.
    Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng 9/2017 giảm 3,12% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm dăm gỗ nguyên liệu giấy bị ứ đọng do biển Đông có bão thường xuyên. Có 10/17 nhóm sản phẩm tiêu thụ tốt hơn hoặc xấp xỉ cùng kỳ năm trước, như: Nhóm sản phẩm từ sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 201,72%; nhóm sản phẩm từ sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 28,53%; nhóm sản phẩm từ plastic tăng 82,62%; nhóm sản phẩm từ sản xuất sắt, thép, gang tăng 13,14%; nhóm sản phẩm từ sản xuất các cấu kiện kim loại tăng 65,18%. Có 7/17 nhóm sản phẩm tiêu thụ thấp hơn tháng trước, trong đó có 03 nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ thấp, gồm: Nhóm sản phẩm từ cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ mức tiêu thụ giảm 89,58% so với tháng trước; nhóm sản phẩm từ sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao mức tiêu thụ giảm 33,63%; nhóm sản phẩm từ sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng mức tiêu thụ giảm 26,34%.
    Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 30/9/2017 ước tính giảm 9,82% so với cùng thời điểm tháng trước. Có 11/17 nhóm sản phẩm có mức tồn kho cao hơn hoặc bằng tháng trước, gồm: Nhóm sản phẩm từ ngành chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 11,88%; nhóm sản phẩm từ ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 23,48%; nhóm sản phẩm từ ngành sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột tăng 143,4%; nhóm sản phẩm từ ngành sản xuất bia tăng 17,06%; nhóm sản phẩm từ ngành may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 22,34%; nhóm sản phẩm từ ngành sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 22,96%; nhóm sản phẩm từ ngành plastic tăng 27,6%.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước tính tại thời điểm 30/9/2017 tăng 0,31% so với cùng thời điểm tháng trước. Trong đó, chỉ số sử dụng lao động thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,19% so với cùng thời điểm tháng trước; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,59%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 0,5%. Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,34%; sản xuất, phân phối điện và cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải không tăng, không giảm.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, chỉ có ngành dệt có chỉ số sử dụng lao động tại thời điểm 30/9/2017 tăng khá so với cùng thời điểm tháng trước với mức tăng 5,02%.
3. Hoạt động của doanh nghiệp
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo mạnh mẽ công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thường xuyên tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ doanh nghiệp thông qua mô hình “cà phê doanh nhân” định kỳ hàng tháng; đối thoại doanh nghiệp về thuế, hải quan…; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong cải cách thủ tục hành chính, nhất là đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian, giảm thủ tục, giảm phiền hà, qua đó đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: giảm thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp còn 2 ngày làm việc; giảm thời gian ban hành quyết định chủ trương đầu tư từ 35 ngày giảm còn 24 ngày…
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp:
Trong 9 tháng (tính đến ngày 21/9/2017), toàn tỉnh có 533 doanh nghiệp  và 151 đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 12.729,14 tỷ đồng, tăng 9,9% về số doanh nghiệp và tăng 255,3%  về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 23,88 tỷ đồng, tăng 223,3% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong 9 tháng có 109 doanh nghiệp   đăng ký tạm ngừng hoạt động và có 62 doanh nghiệp   đã giải thể.
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo quý III năm 2017 so với quý trước cho thấy: Có 38,46% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước, trong đó doanh nghiệp nhà nước có 33,33%; doanh nghiệp ngoài nhà nước có 31,14% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 80,0%. Có 28,21% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định như quý trước, trong đó doanh nghiệp nhà nước có 16,67%; doanh nghiệp ngoài nhà nước có 35,71% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có doanh nghiệp nào . Có 33,33% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn, trong đó doanh nghiệp nhà nước có 50,0%; doanh nghiệp ngoài nhà nước có 32,14% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 20,0%.
Trong các doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đều nằm trong các ngành sau: Ngành sản xuất đồ uống có 100% doanh nghiệp gặp khó khăn; ngành chế biến gỗ có 40%; ngành sản xuất giấy có 100%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại có 55,56%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) có 25%; ngành sản xuất phương tiện vận tải có 100%; ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị có 100%.
Dự kiến quý IV năm 2017 so với quý III năm 2017, có 56,41% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên; có 23,08% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và có 20,51% số doanh nghiệp dự báo kém đi, trong đó chỉ có doanh nghiệp ngoài nhà nước có 28,57% số doanh nghiệp gặp khó khăn, còn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có doanh nghiệp nào đánh giá sẽ gặp khó khăn. 
4.    Đầu tư phát triển
                Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị quản lý chặt chẽ, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công, chú trọng công tác quyết toán và trả nợ dự án hoàn thành; không làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định của Luật đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và giải ngân vốn đầu tư. Tuy nhiên, đến nay tiến độ và kết quả giải ngân vốn đầu tư còn chậm, tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục tập trung giải quyết, nhất là nguồn vốn chuyển tiếp từ năm 2016, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, đến nay mới giải ngân được 43% kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2017; còn 28 dự án khởi công mới đến nay chưa hoàn chỉnh thủ tục để khởi công.
                Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng đầu năm ước đạt 14.475,6 tỷ đồng, tăng 6,92% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, vốn khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 5.944 tỷ đồng, giảm 8,98% (vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ: 4.475,6 tỷ đồng, vốn vay: 243 tỷ đồng, vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước: 1.092,9 tỷ đồng); vốn ngoài nhà nước ước đạt 7.776,4 tỷ đồng, tăng 27,96%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 755,2 tỷ đồng, giảm 18,94%.
5. Thương mại, giá cả
    5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 9 năm 2017 ước đạt 3.909,5 tỷ đồng, tăng 0,98% so với tháng trước. Trong đó: thành phần kinh tế nhà nước đạt 222,8 tỷ đồng, tăng 0,97%; kinh tế cá thể đạt 2.830,3 tỷ đồng, tăng 1,0%; kinh tế tư nhân đạt 853,3 tỷ đồng, tăng 0,92%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,9 tỷ đồng.
            Tính chung 9 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 34.319,9 tỷ đồng, tăng 11,97% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó: thành phần kinh tế nhà nước đạt 1.971,1 tỷ đồng, tăng 13,02%; kinh tế cá thể đạt 24.874,3 tỷ đồng, tăng 11,81%; kinh tế tư nhân đạt 7.447,6 tỷ đồng, tăng 12,14%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xét theo ngành hoạt động thì hoạt động thương nghiệp đạt 25.454,4 tỷ đồng, tăng 10,93%, chiếm 74,2% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; hoạt động lưu trú đạt 214,8 tỷ đồng, tăng 20,71%; hoạt động ăn uống đạt gần 6.283 tỷ đồng, tăng 14,73%; hoạt động du lịch lữ hành đạt 6,2 tỷ đồng, tăng 18,78%; hoạt động dịch vụ đạt 2.361,5 tỷ đồng, tăng 15,38%.
    5.2. Chỉ số giá       
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017 tăng 0,87% so với tháng trước, tăng 5,39% so với tháng 9/2016, tăng 1,69% so với tháng 12 năm 2016; bình quân 9 tháng đầu năm so với bình quân cùng kỳ năm trước tăng 6,87%.
    Trong tháng, đa số các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá ổn định. Tuy nhiên, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 19,80% (do tỉnh áp dụng Quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ngãi quản lý theo Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh, áp dụng kể từ ngày 01/9/2017). Nhóm giáo dục tăng 4,72% do tăng học phí các trường đại học. Nhóm giao thông tăng 1,63% do giá xăng dầu điều chỉnh tăng vào các thời điểm 05/9/2017 và 20/9/2017. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ có mức tăng thấp hoặc giảm: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,59%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,15%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,10%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,15%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,11%.
         Chỉ số giá vàng tháng 9/2017 tăng 3,25% so với tháng trước; tăng 7,46% so với tháng 12/2016; tăng 0,35% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng tăng 3,45%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2017 giảm 0,01% so với tháng trước; tăng 0,16% so với tháng 12/2016; tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2016; bình quân 9 tháng tăng 1,72%.
    6. Hoạt động vận tải:
Trong 9 tháng đầu năm, ngành Giao thông vận tải chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc các quy định của Chính phủ, Bộ GTVT về công tác quản lý vận tải, nhất là thực hiện Đề án “Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông” của Bộ GTVT; tổ chức tốt công tác vận chuyển khách trong các dịp lễ, tết và các kỳ thi tuyển sinh… Do đó, hoạt động vận tải trong thời gian qua đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chất lượng dịch vụ vận tải tiếp tục được cải thiện. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ, xử lý nghiêm các phương tiện xe hợp đồng, xe du lịch trá hình, dừng đỗ không đúng nơi quy định gây mất an ninh, trật tự vận tải.
- Vận tải hành khách trong tháng 9 năm 2017 ước đạt 507,23 ngàn lượt khách với mức luân chuyển 112.244,81 ngàn lượt khách-km, đều tăng tương ứng 1,3%so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì vận chuyển tăng 13,2%, luân chuyển tăng 6,0%.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2017, vận chuyển hành khách ước đạt 4.294,58 ngàn lượt khách với mức luân chuyển 983.441,3 ngàn lượt khách – km, tăng tương ứng 18,2% và 14,2% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải đường bộ ước đạt 4.099,21 ngàn lượt khách, tăng 18,5% và 977.572,9 ngàn lượt khách – km, tăng 14,2%; đường biển ước đạt 195,37 ngàn lượt khách, tăng 11,8% và 5.868,4 ngàn lượt khách – km, tăng 11,6%.
                - Vận tải hàng hóa trong tháng 9 năm 2017 ước đạt 885,67 ngàn tấn với mức luân chuyển 137.146,72 ngàn tấn-km, tăng tương ứng 1,7% và 2,1% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì vận chuyển tăng 10,3%, luân chuyển tăng 4,5%.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2017, vận tải hàng hóa ước đạt 7.539,06 ngàn tấn với mức luân chuyển 1.194.506,3 ngàn tấn-km, tăng tương ứng 12,3% và 9,7% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải đường bộ ước đạt 7.448,35 ngàn tấn, tăng 11,7% và 1.191.908,21 ngàn tấn – km, tăng 9,6%; đường biển ước đạt 86,5 ngàn tấn, tăng 17,6% và 2.598,09 ngàn tấn – km, tăng 16,5%.
- Doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ vận tải trong tháng 9 năm 2017 ước đạt 234,9 tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ vận tải ước đạt 2.035,5 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải hành khách ước đạt 601,8 tỷ đồng, tăng 15,2%; vận tải hàng hóa ước đạt 1.008,6 tỷ đồng, tăng 9,9%; hoạt động kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 425,2 tỷ đồng, tăng 3,1%.
7. Thu, chi ngân sách nhà nước
7.1. Thu ngân sách:
Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2017 ước đạt 10.457,72 tỷ đồng, bằng 81,72% dự toán năm và bằng 80,1% so cùng kỳ năm trước.
a) Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước đạt 10.437,48 tỷ đồng, bằng 86,3% dự toán năm và bằng 80,02% so cùng kỳ năm trước, gồm:
- Thu nội địa ước đạt 9.857,48 tỷ đồng, bằng 85,9% dự toán năm và bằng 79,43% so cùng kỳ năm trước, trong đó:
+ Thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất ước đạt 6.455,46 tỷ đồng, bằng 97,87% dự toán năm và bằng 77,73% so cùng kỳ năm trước.
+ Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 216,12 tỷ đồng, bằng 86,14% dự toán năm và bằng 140,98% so cùng kỳ năm trước.
+ Thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài nhà nước ước đạt 976,57 tỷ đồng, bằng 63,05% dự toán năm và bằng 106,37% so cùng kỳ năm trước.
+ Thu thuế thu nhập cá nhân ước đạt 232,3 tỷ đồng, bằng 78,75% dự toán năm và bằng 119,01% so cùng kỳ năm trước.
+ Thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 372,84 tỷ đồng, bằng 80,53% dự toán năm và bằng 69,38% so cùng kỳ năm trước.
+ Thu tiền sử dụng đất ước đạt 364,7 tỷ đồng, bằng 66,3% dự toán năm và bằng 73,14% so cùng kỳ năm trước.
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 580 tỷ đồng, bằng 93,55% dự toán năm và bằng 91,6% so cùng kỳ năm trước.
b) Thu để lại quản lý qua NSNN 9 tháng ước đạt 20,24 tỷ đồng, bằng 40,48% dự toán năm và bằng 143,03% so cùng kỳ năm trước.
7.2. Chi ngân sách địa phương:
Tổng chi NS địa phương 9 tháng năm 2017 ước đạt 6.728,77 tỷ đồng, bằng 58,16% dự toán năm và bằng 105,2% so cùng kỳ năm trước.
a) Tổng chi cân đối ước đạt 6.718,77 tỷ đồng, bằng 59,78% dự toán năm và bằng 105,27% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Chi đầu tư phát triển ước đạt 1.686,19 tỷ đồng, bằng 47,35% dự toán năm và bằng 108,89% so cùng kỳ năm trước.
- Chi thường xuyên ước đạt 5.031,44 tỷ đồng, bằng 67,33% dự toán năm và bằng 104,1% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:
+ Chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo- dạy nghề ước đạt 1.738 tỷ đồng, bằng 63,49% dự toán năm và bằng 101,88% so cùng kỳ năm trước.
+ Chi sự nghiệp y tế ước đạt 332,23 tỷ đồng, bằng 36,73% dự toán năm và bằng 86,04% so cùng kỳ năm trước.
+ Chi quản lý hành chính ước đạt 1.165,63 tỷ đồng, bằng 81,29% dự toán năm và bằng 102,95% so cùng kỳ năm trước.
b) Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN ước đạt 10 tỷ đồng, bằng 20% dự toán năm và bằng 70,68% so cùng kỳ năm trước.
8. Hoạt động tín dung, ngân hàng
Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục duy trì tăng trưởng. Tổng nguồn vốn huy động ước ước đến cuối tháng 9/2017 đạt 39.600 tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2016, chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chỗ (tiền gửi tiết kiệm tăng 18,17%). Nguồn vốn huy động tại chỗ đảm bảo cho các chi nhánh TCTD cân đối cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Tổng dư nợ ước đạt 36.500 tỷ đồng, tăng 6,49% so với cuối năm 2016. Các chi nhanh TCTD trên địa bàn đưa ra mức lãi suất phù hợp, chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp cận nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phân tích tình hình thực tế để có giải pháp hỗ trợ khách hàng có hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu chiếm khoảng 3,42% trên tổng dư nợ. Các chi nhánh TCTD trên địa bàn đã thực hiện giảm mặt bằng lãi suất huy động theo quy định của NHNN (giảm 0,5%). Hiện tại, lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên 6%-6,5%/năm đối với vay ngắn hạn, 8%-10%/năm đối với vay trung và dài hạn, so với đầu năm giảm 1%; lĩnh vực phi sản xuất là 12%/năm, so với đầu năm giảm 1,8%; đặc biệt lãi suất cho vay hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá từ 3%-7%/năm. Đối với chương trình cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, đạt được một số kết quả: Tổng số tàu được UBND tỉnh phê duyệt là 118 tàu. Trong đó đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá 09 tàu, đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ 68 tàu, nâng cấp 41 tàu. Các chi nhánh NHTM đã ký hợp đồng tín dụng 43 tàu, cam kết cho vay 335,04 tỷ đồng, đã giải ngân 270,12 tỷ đồng.
9. Một số vấn đề xã hội
9.1.Tình hình dịch bệnh
Trong tháng, toàn tỉnh có 345 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố theo huyện (mắc/chết) như sau: Bình Sơn 20/0, Sơn Tịnh 12/0, TP Quảng Ngãi 191/0, Tư Nghĩa 39/0, Mộ Đức 34/0, Đức Phổ 6, Nghĩa Hành 12/0, Trà Bồng 2/0, Tây Trà 1/0, Sơn Hà 14/0, Minh Long 4/0,Ba Tơ 10/0.
 Xét nghiệm 27 mẫu huyết thanh, dương tính 19 ca ( số mắc/dương tính) Bình Sơn 1/0+, Sơn Tịnh 1/0+, TP Quảng Ngãi 3/1+, Tư Nghĩa 7/6+, Mộ Đức 1/1+, Đức Phổ 5/4+, Nghĩa Hành 2/1+, Sơn Hà 2/2+, Minh Long 2/1+, Ba Tơ 3/3+. So với tháng trước số ca mắc tăng 2,17 lần .
Từ ngày 01/8 đến ngày 31/8/2017 có 189 ca mắc bệnh tay chân miệng, phân bố theo huyện: Bình Sơn 36, Sơn Tịnh 13, TP Quảng Ngãi 84, Tư Nghĩa 28, Nghĩa Hành 6, Mộ Đức 8, Đức Phổ 2, Trà Bồng 3, Sơn Hà 8, Sơn Tây 1.
Thủy đậu : 7 ca chết 0. Quai bị : 16 ca chết 0.
Nhờ chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, giám sát chặt chẽ ca bệnh nên từ đâu năm đến nay, không có dịch bệnh lớn và nguy hiểm xảy ra, không có tử vong do các bệnh dịch nguy hiểm.
Tình hình các bệnh truyền nhiễm ổn định, giảm số ca mắc so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân từ đầu năm đến nay ổn định, không có bệnh nhân mắc mới và tái phát. Sốt xuất huyết mặc dù có tăng so cùng kỳ năm 2016, nhưng đang được kiểm soát, giám sát chặt chẻ, không có bệnh nhân tử vong.
9.2. Phát thanh truyền hình
Tỉnh đã tập trung tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó, tiếp tục tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020 và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khkoá XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Tuyên truyền việc học tập, quán triệt các nội dung của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII…
9.3. Tình hình tai nạn giao thông
Tình hình tai nạn giao thông trong tháng (tính từ ngày 16/8/2017 đến 15/9/2017), toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên), chết 13 người, bị thương 06 người. Trong đó TNGT đường bộ xảy ra 13 vụ, chết 13 người, bị thương 06 người; TNGT đường sắt và TNGT đường thủy nội địa không xảy ra.
 So với tháng 9/2016, TNGT đường bộ: số vụ tăng 05 vụ, số người chết tăng 03 người, số người bị thương tăng 05 người; TNGT đường sắt; TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng, không giảm).
 So với tháng 8/2017, TNGT đường bộ: số vụ giảm 02 vụ, số người chết giảm 03 người, số người bị thương tăng 04 người; TNGT đường sắt; TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng, không giảm).
Va chạm giao thông trong tháng xảy ra 42 vụ, số người bị thương 61 người. So với tháng 9/2016, số vụ tăng 11 vụ; số người bị thương tăng 22 người. So với tháng 8/2017, số vụ giảm 04 vụ; số người bị thương giảm 15 người.
Tính chung 9 tháng đầu năm (từ ngày 16/12/2016 đến ngày 15/9/2017), toàn tỉnh đã xảy ra 105 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên), chết 109 người, bị thương 52 người. Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 104 vụ, chết 108 người, bị thương 52 người; TNGT đường sắt xảy ra 01 vụ, chết 01 người; TNGT đường thủy nội địa không xảy ra.
So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 06 vụ, số người chết giảm 08 người,  số người bị thương giảm 28 người. Trong đó, TNGT đường bộ: số vụ giảm 03 vụ, số người chết giảm 05 người, số người bị thương giảm 28 người; TNGT đường sắt: số vụ giảm 02 vụ, số người chết giảm 02 người, số người bị thương không tăng, không giảm; TNGT đường thủy nội địa: số vụ giảm 01 vụ, số người chết giảm 01 người.
Va chạm giao thông 9 tháng đầu năm xảy ra 382 vụ, số người bị thương 556 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 04 vụ; số người bị thương giảm 28 người.
Tóm lại, kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017 của tỉnh đã đạt được một số kết quả tích cực: Sản lượng khai thác thủy sản tăng; sản lượng và năng suất lúa tăng cao; hoạt động vận tải tăng trưởng tốt, chất lượng được nâng lên; hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trưởng ổn định; công tác thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả tốt; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. 
Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng gặp không ít khó khăn, thách thức: Giá trị sản xuất công nghiệp giảm do rơi vào thời điểm bảo dưỡng tổng thể lần 3 của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không ổn định, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh không tiêu thụ được, thậm chí có nguy cơ thua lỗ nên không trả được nợ vay ngân hàng; nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng. Tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu công còn chậm, nhất là vốn Chương trình mục tiêu quốc gia. Một số dự án được cấp phép đầu tư nhưng chậm triển khai hoặc tạm dừng đầu tư. Thời tiết diễn biến phức tạp, thay đổi thất thường. Một số sản phẩm nông sản và chăn nuôi gặp khó khăn do giá thu mua giảm sút, khó khăn về đầu ra; ... Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêuphát triển kinh tế- xã hội năm 2017, trong thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; khuyến khích đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án trọng điểm như: Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án đầu tư trong Khu VSIP,...; triển khai các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các khu dân cư, đô thị, kinh doanh bất động sản, các dự án thủy điện...; phối hợp tốt trong việc giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư các dự án mới trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chỉ số cạnh tranh sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh (DDCI); gắn liền với đẩy mạnh và nâng cao các chỉ số về Chỉ số cải cách hành chính cấp sở, ngành, cấp huyện, cấp xã (PAR INDEX); chỉ số cải cách hành chính, hiệu số quản trị hành chính công (PAPI) và mức độ hài lòng của người dân (SIPAS). Trong đó, nền tảng là tập trung cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, thuế…
Hoàn thiện, ban hành thủ tục liên quan đến đất đai nhằm rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận đất đai.
Chủ động, phối hợp với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tổ chức các đoàn xúc tiến, kêu gọi đầu tư tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.... Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017 tại Quảng Ngãi; chủ động gặp gỡ, tiếp cận với một số nhà đầu tư lớn để kêu gọi đầu tư vào tỉnh.
Hai là, Tăng cường các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực đầu tư và quản lý đầu tư.
 Tập trung đẩy mạnh, đồng bộ các giải pháp trong công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; nuôi dưỡng nguồn thu Ngân sách Nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Tăng cường các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế và gian lận thương mại, ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, trốn thuế. Thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công. Thực hiện nghiêm túc kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước đối với các khoản phải thu vào ngân sách nhà nước và các khoản giảm trừ cấp kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Ba là, Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong Khu Kinh tế Dung Quất, các Khu công nghiệp; phát triển hạ tầng giao thông, đô thị.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế Dung Quất, các Khu Công nghiệp để tăng cường thu hút đầu tư.
Tập trung giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trọng điểm trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất như: Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất...
Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đưa vào sử dụng các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị. Hoàn chỉnh thủ tục tổ chức khởi công một số dự án lớn như: cầu Cửa Đại, Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh Quảng Ngãi – Chợ Chùa...; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi,….
Bốn là, Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển thương mại, dịch vụ.
Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo dõi chỉ đạo tình hình đánh bắt vụ cá nam 2017.
Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa với mục tiêu cuối năm 2017 hoàn thành 70% diện tích dồn điền đổi thửa trên toàn tỉnh.
Tổ chức xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ nông sản và hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu nông sản sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo đầu ra ổn định. Dự báo thị trường, định hướng sản xuất một số loại nông sản đặc thù, có lợi thế; đưa nông sản của tỉnh vào các hệ thống siêu thị, trung tâm phân phối lớn như BigC, Coopmart...
Rà soát, hướng dẫn các xã lập thủ tục công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, phấn đấu đưa huyện Nghĩa Hành đạt chuẩn huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, quảng bá và xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của tỉnh.
Phát huy các di sản văn hoá theo hướng bảo tồn và phát triển du lịch, phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm du lịch, nhất là du lịch Lý Sơn.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1502

Tổng số lượt xem: 479074

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready