Truy cập nội dung luôn

Tin Kinh tế - Xã hội Tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 năm 2017

22/08/2017 12:00    351

Nhiệm vụ trọng tâm của trồng trọt trong tháng là chăm sóc lúa hè thu, thu hoạch trà lúa sớm; chăm sóc và thu hoạch ngô, các loại cây rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày. Lúa hè thu gieo sạ được 34.531,3 ha, tăng 0,7% (647,3 ha) so với cùng vụ năm 2016. Trong vụ hè thu, việc chuyển đổi diện tích lúa không hiệu quả sang gieo trồng các loại cây khác được các địa phương tiếp tục triển khai. Diện tích lúa tăng, chủ yếu do diện tích bị nắng hạn không gieo sạ được ở vụ hè thu năm nay ít hơn vụ hè thu năm trước. Trong đó, diện tích của các huyện đồng bằng ước đạt 27.451,6 ha, giảm 0,2% (46,8 ha); diện tích của các huyện miền núi ước đạt 7.079,7 ha, tăng 4,1% (281,2 ha).

​Trong vụ hè thu năm nay, người dân đã sử dụng đúng cơ cấu giống lúa được cơ quan chức năng khuyến cáo. Giống lúa sử dụng chủ yếu là trung và ngắn ngày (chiếm trên 95%), như OM 6979, VN121, KD28, KĐ đb, D9H815-6, MT10; giống bổ sung DT45, OM4900, SV181, Thiên ưu 8, PC15; giống triển vọng OM8017, Hương Xuân, Bắc Thịnh, Đài Thơm 8, QNg15, QNg6, QNg11.  Nhờ thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển nên năng suất lúa khá cao, ước đạt 58,4 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2016; trong đó, năng suất của các huyện đồng bằng ước đạt 60,9 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; năng suất của các huyện miền núi ước đạt 48,9 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha.
Sản lượng lúa ước đạt 201.676,1 tấn, tăng 0,8% (1.636 tấn) so với vụ hè thu 2016; trong đó, sản lượng lúa của các huyện đồng bằng đạt 167.075,5 tấn, giảm 0,1% (237,5 tấn); sản lượng lúa của các huyện miền núi đạt 34.600,6 tấn, tăng 5,7% (1.873,6 tấn).
Đến giữa tháng 8, diện tích lúa mùa gieo cấy ước đạt 1.959 ha, giảm 13,2% (299 ha) so với cùng thời điểm năm 2016 (do nhiều chân ruộng không chủ động nước chuyển đổi sang cây trồng khác).
Diện tích ngô vụ hè thu ước đạt 4.714,6 ha, tăng 3,9% (176,8 ha) so với vụ hè thu 2016. Năng suất ngô ước đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2016. Sản lượng ngô ước đạt 27.655 tấn, tăng 4% (1.070 tấn) so với vụ hè thu năm 2016.
Tổng diện tích gieo trồng rau, đậu và cây cảnh ước đạt 6.410,6 ha, tăng 2% (123,1 ha) so với vụ hè thu 2016.
Diện tích rau ước đạt 4.949,3 ha, tăng 1,5% (72 ha) so với vụ hè thu 2016; năng suất ước đạt 149,3 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha; sản lượng ước đạt 73.897,4 tấn, tăng 1% (736,9 tấn).
Diện tích đậu ước đạt 1.441 ha, tăng 3,6% (50,2 ha) so với vụ hè thu năm 2016; năng suất ước đạt 19,5 tạ/ha, tăng 0,3 ta/ha; sản lượng ước đạt 2.804,1 tấn, tăng 4,8% (128,1 tấn).
b) Chăn nuôi
Tại thời điểm 01/7/2017, đàn lợn có 404.926 con, giảm 4,1% (17.141 con) so với thời điểm 01/4/2017. Đàn gà có 3.624 ngàn con, tăng 4,2%, tương ứng với 146,1 ngàn con (tăng thấp do các trang trại xuất chuồng ngay trước thời điểm điều tra). Đàn vịt có 790,8 ngàn con, giảm 5,6% (47 ngàn con). Ngan có 213,5 ngàn con, tăng 4,1% (8,4 ngàn con). Ngỗng có 8,9 ngàn con, giảm 11,4% (1,1 ngàn con).
Trong tháng 7, bệnh lở mồm long móng gia súc đã xảy ra tại 48 hộ nuôi ở huyện Minh Long và Sơn Tịnh với tổng số trâu bò mắc bệnh là 169 con. Đây là lần xuất hiện đầu tiên trong năm 2017 của loại bệnh này. Đến nay, dịch bệnh đã được kiểm soát, số trâu, bò mắc bệnh đã khỏi triệu chứng lâm sàng.
Trong tháng, các bệnh thông thường như tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy ở vật nuôi xảy ra rải rác, nhỏ lẻ tại các địa phương trong tỉnh và được bao vây dập tắt, không để lây lan diện rộng; bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc và heo tai xanh ở lợn không xảy ra.
Từ đầu năm đến nay, bệnh heo tai xanh ở lợn không xảy ra. Ngoài bệnh lở mồm long móng gia súc, bệnh cúm gia cầm xuất hiện trong 3 tháng đầu năm tại 8 hộ nuôi làm chết và tiêu hủy 25.760 con gia cầm (1.660 con vịt và 24.100 con gà).
Giữa tháng 7, giá thu mua lợn và bò hơi trên địa bàn tỉnh tuy có tăng nhưng không ổn định (tăng, giảm bất thường) nên chưa tạo được tâm lý tốt để khôi phục và tăng đàn. Chăn nuôi gia cầm trong tháng 8 tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển.
Ước tính tại thời điểm cuối tháng 8, đàn trâu toàn tỉnh đạt 69.920 con, tăng 1,9% (1.330 con) so với cùng thời điểm năm 2016; đàn bò đạt 282.920 con, giảm 0,2% (470 con); đàn lợn đạt 419.050 con, giảm 4,4% (19.340 con); đàn gia cầm đạt 4.825,7 ngàn con, tăng 5,8% (264,7 ngàn con); trong đó, đàn gà đạt 3.626,2 ngàn con, tăng 8,9% (297,7 ngàn con).
1.2. Lâm nghiệp
Trong tháng 8 có mưa nên thuận lợi cho việc trồng rừng. Diện tích rừng trồng tập trung trong tháng ước đạt 795 ha, tăng 70,2% (328 ha) so với cùng tháng năm 2016. Uớc tính 8 tháng, diện tích rừng trồng tập trung đạt 5.658 ha, tăng 23,2% (1.065 ha) so với cùng kỳ năm 2016.
Khai thác lâm sản tập trung vào gỗ rừng trồng (gỗ nguyên liệu giấy), đót... Từ đầu năm đến nay, việc khai thác, tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy gặp khó khăn do mưa nhiều làm đường xá hư hỏng, gây trở ngại cho vận chuyển, nhất là thời gian đầu năm. Sản lượng gỗ khai thác trong tháng ước đạt 88.770 m3, tăng 10,2% (8.184 m3) so với tháng 8 năm 2016. Sản lượng củi khai thác trong tháng ước đạt 21.460 ster, tăng 6,9% (1.393 ster). Ước tính 8 tháng đầu năm, sản lượng gỗ khai thác đạt 613.881 m3, tăng 5,2% (30.289 m3) so với 8 tháng đầu năm 2016. Sản lượng củi khai thác ước đạt 166.363 ster, tăng 4% (6.391 ster).
Trong tháng không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 8, toàn tỉnh xảy ra 02 vụ cháy rừng với tổng diện tích bị cháy là 2,07 ha (rừng trồng).
Trong tháng, qua tổ chức tuần tra, kiểm tra và truy quét, phát hiện 39 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; trong đó, có 02 vụ phá rừng, phát rừng với diện tích 1,13 ha (rừng sản xuất), giảm 01 vụ, tương ứng với 0,56 ha so với tháng 8 năm 2016.
Tính từ đầu năm đến giữa tháng 8, toàn tỉnh phát hiện 213 vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Riêng phá rừng, phát rừng có 20 vụ với tổng diện tích rừng bị phá, phát là 21,68 ha, giảm 06 vụ so với cùng kỳ năm 2016. Số vụ giảm nhưng quy mô các vụ phá, phát tăng nên diện tích rừng bị phá, phát tăng 95,3% (10,58 ha) so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, diện tích rừng phòng hộ (tự nhiên) bị phá là 2,89 ha; diện tích rừng sản xuất (rừng trồng) là 18,79 ha. Tất cả các vụ phá, phát rừng đều nhằm mục đích lấy đất làm nương rẫy (13 vụ) hoặc trồng cây lâu năm (7 vụ). Qua đó, thu giữ 67,4 m3 gỗ tròn và 157,6 m3 gỗ xẻ, 205 kg than hầm; thu nộp ngân sách Nhà nước 1,590 tỷ đồng.
    1.3. Thủy sản
     Sản lượng thủy sản tháng 8 ước đạt 20.811,8 tấn, tăng 5 % so với tháng 8 năm 2016. Tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng thuỷ sản ước đạt 126.872,2 tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2016.
a) Khai thác: Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng 8 ước đạt 19.972 tấn, tăng 4,8% so với tháng 8/2016 (khai thác trên biển 19.920 tấn, khai thác nội địa 52 tấn).
Tính chung 8 tháng, sản lượng khai thác đạt 122.964 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khai thác trên biển 122.563 tấn, khai thác nội địa 401 tấn.
b) Nuôi trồng: Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 839,8 tấn, tăng 10,1% so với tháng 8/2016. Trong đó, cá ước đạt 189,6 tấn, tăng 1,5%; tôm ước đạt 614 tấn, tăng 14,2%; các loại thuỷ sản khác ước đạt 36,2 tấn, giảm 1,3%.
Tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng đạt 3.908,2 tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, cá ước đạt 911,8 tấn, giảm 19%; tôm ước đạt 2.737,6 tấn, tăng 6,2%; các loại thuỷ sản khác ước đạt 258,9 tấn, tăng 5,9%.
Trong tháng, dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản không xảy ra. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có 0,35 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh (huyện Bình Sơn).  Ngoài ra, cá cam nuôi lồng tại xã An Hải, huyện Lý Sơn chết khoảng 4.000 con; Cá trắm cỏ nuôi lồng tại thôn Canh Mo, xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà bị bệnh  đốm đỏ chết.
- Sản xuất giống: Sản xuất giống ngày càng suy giảm (chủ yếu do hạn chế về kỹ thuật). Trong tháng, sản xuất được 1,032 triệu con giống, giảm 56,9% so với tháng 8/2016 (bao gồm 1 triệu con giống ốc hương và 0,032 triệu con cá giống - cá nước ngọt và cá bớp). Tính chung 8 tháng đầu năm, sản xuất được 5,719 triệu con giống, giảm 62,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, giống tôm thẻ có 0,35 triệu con; cá bớp 0,015 triệu con; cá giống nước ngọt 0,329 triệu con; giống ốc hương 5 triệu con.
    2. Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8/2017 ước đạt 10.142,9 tỷ đồng (theo giá SS 2010), tăng 172,7% so với tháng trước). Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 8.649,8 tỷ đồng, tăng 284,8%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.227,5 tỷ đồng, tăng 1,6% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 265,6 tỷ đồng, tăng 1,1%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8/2017 tăng 8,2%. GTSX công nghiệp tăng cao chủ yếu do tháng này Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã trở lại hoạt động bình thường sau thời gian bảo dưỡng tổng thể lần 3, sản lượng sản phẩm lọc hóa dầu tăng 488,6 ngàn tấn so với tháng trước.
Tính chung 8 tháng đầu năm, GTSX công nghiệp đạt 63.658,4 tỷ đồng (theo giá SS 2010), giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 52.013,2 tỷ đồng, giảm 16,3%; kinh tế ngoài nhà nước đạt gần 9.568 tỷ đồng, tăng 13,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.077,2 tỷ đồng, tăng 2,8%. GTSX công nghiệp không tính sản phẩm lọc hóa dầu tăng 9,9% so cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm, đa số các sản phẩm chủ yếu đều tăng. Trong đó, một số sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ 2016 như: Thủy sản chế biến đạt 6.980 tấn, tăng 14,1%; đường RS đạt 139.344 tấn, tăng 26,5%; quần áo may sẵn đạt 8.740 ngàn cái, tăng 12,7%; Gạch xây các loại đạt 307.550 ngàn viên, tăng 11,3%; bánh kẹo các loại đạt 9.684 tấn, tăng 9,9%; nước khoáng và nước tinh khiết đạt 52.833 ngàn lít, tăng 7,2%; nước mắm đạt 5.188 ngàn lít, tăng 7,4%; rượu trắng đạt 4.438 ngàn lít, tăng 11,4%; sữa các loại đạt 171.856 ngàn lít, tăng 8,0%; điện sản xuất đạt 441,51 triệu kwh, tăng 94,2% và điện thương phẩm đạt 668,19 triệu kwh, tăng 11,2%. Riêng sản phẩm lọc hóa dầu đạt 3.789,3 ngàn tấn, giảm 17,0% (hay giảm gần 778 ngàn tấn) so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2017 tăng 357,24% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu do nhóm sản phẩm từ sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng cao (tháng trước có thời gian nghỉ bảo dưỡng định kỳ nên lượng sản phẩm bán ra thấp). Có 10/17 nhóm sản phẩm tiêu thụ tốt hơn hoặc xấp xỉ cùng kỳ năm trước, trong đó có một số nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ cao như: Nhóm sản phẩm từ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 12,47%; nhóm sản phẩm từ may mặc trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 36,5%; nhóm sản phẩm từ cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ tăng 40,33%; nhóm sản phẩm từ sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 683,82%; nhóm sản phẩm từ plastic tăng 73,44%. Trong 7/17 nhóm sản phẩm tiêu thụ thấp hơn tháng trước, có 03 nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ thấp nhất là: Nhóm sản phẩm từ chế biến, bảo quản thủy sản mức tiêu thụ giảm 29,54% so với tháng trước; nhóm sản phẩm từ sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột mức tiêu thụ giảm 47,08%; nhóm sản phẩm từ sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 48,28%, nguyên nhân giảm mức tiêu thụ của các nhóm sản phẩm trên là do sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng thấp hơn tháng trước.
    Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/8/2017 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,7% so với cùng thời điểm tháng trước. Trong 13/17 nhóm sản phẩm có mức tồn kho cao hơn tháng trước, trong đó nhóm sản phẩm có mức tồn kho cao nhất là: Nhóm sản phẩm từ chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 24,89%; nhóm sản phẩm từ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 23,01%, nhóm sản phẩm từ sản xuất bia tăng 18,47%; nhóm sản phẩm từ sản xuất sợi tăng 19,87%; nhóm sản phẩm từ plastic tăng 22,92%; nhóm sản phẩm từ sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 40,18%.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2017 giảm 0,78% so với cùng thời điểm tháng trước. Chỉ số sử dụng lao động thuộc các khu vực đều giảm, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,15% so với cùng thời điểm tháng trước; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,19%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,6%. Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng giảm 0,54% so với cùng thời điểm tháng trước; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,87%; sản xuất, phân phối điện không tăng, không giảm; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,13%.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tại thời điểm 01/8/2017 tăng khá so với cùng thời điểm tháng trước như: ngành dệt tăng 9,95%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 6,25%. 
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp:
Trong tháng (tính đến ngày 20/8/2017), toàn tỉnh có 46 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới  với số vốn đăng ký là 132,2 tỷ đồng, tăng 64,3% về số doanh nghiệp nhưng giảm 54,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng có 11 doanh nghiệp  đăng ký tạm ngừng hoạt động và có 8 doanh nghiệp  đã giải thể.
 Luỹ kê từ đầu năm, toàn tỉnh có 483 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới  với số vốn đăng ký là 12.480 tỷ đồng, tăng 12,3% về số doanh nghiệp và tăng 261,3%  về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 25,8 tỷ đồng, tăng 221,7% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong thời gian trên có 104 doanh nghiệp   đăng ký tạm ngừng hoạt động và có 54 doanh nghiệp   đã giải thể.
4. Đầu tư, xây dựng 
            Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trong tháng ước đạt 301,0 tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đạt gần 297 tỷ đồng, tăng 2,2%; vốn vay đạt 2,7 tỷ đồng, tăng 3,3%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước đạt 1,5 tỷ đồng, tăng 3,3%. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tăng 40,3%.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 2.089,6 tỷ đồng, tăng 29,2% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đạt 2.059,6 tỷ đồng, tăng 29,6%; vốn vay đạt 18,8 tỷ đồng, tăng 5,3%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 9,8%. 
            5. Thương mại, giá cả
    5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:
Trong tháng, hoạt động thương mại bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng diễn biến ổn định, nguồn hàng và sức mua trên thị trường có mức tăng nhẹ so với tháng trước. Các nhóm ngành hàng thương mại bán lẻ đều tăng, trong đó một số mặt hàng tăng cao hơn so với mức tăng chung như: Lương thực, thực phẩm tăng 0,99%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 1,53%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 0,95%; hàng hóa khác tăng 1,31%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng 1,03%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8 năm 2017 ước đạt 3.875,4 tỷ đồng, tăng 0,84% so với tháng trước. Trong đó: thành phần kinh tế nhà nước đạt 224,1 tỷ đồng, tăng 0,76%; kinh tế cá thể đạt 2.802,5 tỷ đồng, tăng 0,8%; kinh tế tư nhân đạt 845,8 tỷ đồng, tăng 1,0%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,9 tỷ đồng.
            Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 30.414,2 tỷ đồng, tăng 12,15% so với cùng kỳ năm 2016, đáng chú ý có 03 nhóm hàng hóa lượng tiêu thụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là gỗ và vật liệu xây dựng tăng 18,32%; ô tô các loại tăng 461,51%; xăng dầu các loại tăng 18,53%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì thành phần kinh tế nhà nước đạt 1.751,7 tỷ đồng, tăng 13,63%; kinh tế cá thể đạt 22.044,1 tỷ đồng (chiếm 72,48% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng), tăng 12,0%; kinh tế tư nhân đạt 6.594,5 tỷ đồng, tăng 12,19%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xét theo ngành hoạt động thì hoạt động thương nghiệp đạt 22.549 tỷ đồng (chiếm 74,14% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng), tăng 11,01%; hoạt động lưu trú đạt 189,4 tỷ đồng, tăng 21,85%; hoạt động ăn uống đạt 5.581,0 tỷ đồng, tăng 15,49%; hoạt động du lịch lữ hành đạt 5,4 tỷ đồng, tăng 18,4%; hoạt động dịch vụ đạt 2.089,3 tỷ đồng, tăng 15,1%.
5.2. Chỉ số giá       
                Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 tăng 0,74% so với tháng trước, tăng 0,81% so với tháng 12 năm trước, tăng 6,81% so cùng kỳ năm trước; bình quân 8 tháng tăng 7,06%.
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 so tháng trước có 06/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng, gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,61% (trong đó, lương thực tăng 0,42%; thực phẩm tăng 0,98%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,17%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,54%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,32%; giao thông tăng 3,71%; giáo dục tăng 0,31%. Có 03/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm, gồm: đồ uống và thuốc lá giảm 0,09%;  văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,16%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,22%. Có 02/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số không tăng, không giảm gồm: thuốc và dịch vụ y tế và  bưu chính viễn thông. Chỉ số giá vàng tháng 8/2017 tăng 1,55% so với tháng trước; tăng 4,08% so với tháng 12/2016 nhưng giảm 2,78% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2017 giảm 0,03% so với tháng trước; tăng 0,17% so với tháng 12/2016 và tăng 1,94% so với cùng kỳ năm 2016.
    6. Hoạt động vận tải:
Trong tháng,  ngành Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị thường xuyên kiểm tra hiện trường các tuyến đường tỉnh lộ, các tuyến Quốc lộ được giao ủy thác quản lý để chấn chỉnh các sai sót trong công tác duy tu, xử lý kỹ thuật kịp thời đối với các điểm hư hỏng cần khắc phục sửa chữa; tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải trên địa bàn tỉnh, nhất là vận tải đường thủy tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và Đảo Lớn – Đảo Bé; tham mưu triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo TTATGT và tổ chức tốt công tác vận tải trong dịp Lễ 02/9.
- Vận tải hành khách trong tháng 8 năm 2017 ước đạt 500,73 ngàn lượt khách với mức luân chuyển 112.576,4 ngàn lượt khách-km, tăng tương ứng 2,0% và 1,56% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì vận chuyển tăng 11,72%, luân chuyển tăng 11,27%.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, vận chuyển hành khách ước đạt 3.787,53 ngàn lượt khách với mức luân chuyển 872.951,48 ngàn lượt khách – km, tăng tương ứng 18,6% và 15,6% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải đường bộ ước đạt 3.616,23 ngàn lượt khách, tăng 19,27% và 867.805,43 ngàn lượt khách – km, tăng 15,66%; vận tải đường biển ước đạt 171,3 ngàn lượt khách, tăng 6,09% và 5.146,05 ngàn lượt khách – km, tăng 5,91%.
                - Vận tải hàng hóa trong tháng 8/2017 ước đạt 873,2 ngàn tấn với mức luân chuyển 134.713,18 ngàn tấn-km, tăng tương ứng 2,19% và 1,87% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì vận chuyển tăng 10,76%, luân chuyển tăng 4,72%.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, vận tải hàng hóa ước đạt 6.656,11 ngàn tấn với mức luân chuyển 1.057.681,12 ngàn tấn-km, tăng tương ứng 12,68% và 10,39% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải đường bộ ước đạt 6.579,54 ngàn tấn, tăng 12,63% và 1.055.380,78 ngàn tấn – km, tăng 10,38%; vận tải đường biển ước đạt 76,57 ngàn tấn, tăng 16,54% và 2.300,34 ngàn tấn – km, tăng 15,63%.
- Doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ vận tải trong tháng 8/2017 ước đạt 232,7 tỷ đồng, tăng 1,95% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ vận tải ước đạt 1.802,7 tỷ đồng, tăng 10,43% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải hành khách ước đạt 535,4 tỷ đồng, tăng 16,12%; vận tải hàng hóa ước đạt 892,4 tỷ đồng, tăng 10,17%; hoạt động kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 374,9 tỷ đồng, tăng 3,75%.
    7. Thu, chi ngân sách nhà nước
a) Thu ngân sách nhà nước
* Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn: Ước thu cân đối ngân sách trên địa bàn tháng 8 năm 2017 đạt 459,3 tỷ đồng. Luỹ kế 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 9.197,6  tỷ đồng, bằng 78,0% so với cùng kỳ năm trước và đạt 76,0% dự toán năm, gồm:
    - Thu nội địa tháng 8 năm 2017 ước đạt 365,3 tỷ đồng, luỹ kế 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 8.667,3 tỷ đồng, bằng 77,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 75,5% dự toán năm, trong đó:
    + Thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất tháng 8 năm 2017 ước đạt 0 đồng, 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 5.593,6 tỷ đồng, bằng 70,0% so với cùng kỳ năm trước và đạt 84,8% dự toán năm;
    + Thu tiền sử dụng đất tháng 8 năm 2017 ước đạt 46,4 tỷ đồng, luỹ kế 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 322,6 tỷ đồng, bằng 72,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 58,6% dự toán năm.
    - Thu hoạt động xuất nhập khẩu tháng 8 năm 2017 ước đạt 94 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 530,2 tỷ đồng, bằng 88,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 85,5% dự toán năm.
* Thu để lại quản lý qua ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 4,2 tỷ đồng, thu 8 tháng đầu năm ước đạt 27,5 tỷ đồng, bằng 220,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt 55% dự toán năm.
b) Chi ngân sách địa phương
* Chi cân đối ngân sách địa phương: Chi tháng 8 ước đạt 828 tỷ đồng, chi 8 tháng đầu năm ước đạt 6.233,2 tỷ đồng, bằng 111,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 55,5% so với dự toán năm 2017. Trong đó:
    - Chi đầu tư phát triển tháng 8 ước đạt 172 tỷ đồng, chi 8 tháng đầu năm ước đạt 1.382,4 tỷ đồng, bằng 104% so với cùng kỳ năm trước và đạt 38,8% so với dự toán năm 2017.
    - Chi thường xuyên tháng 8 ước đạt 655,8 tỷ đồng, chi 8 tháng đầu năm ước đạt 4.849,6 tỷ đồng, bằng 114,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 64,9% so với dự toán năm 2017;
    * Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách nhà nước tháng 8 là 4,2 tỷ đồng, 8 tháng là 27,5 tỷ đồng.
    8. Một số tình hình xã hội:
    8.1. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
- Trong tháng, toàn tỉnh có 159 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố theo huyện (mắc/chết ): Bình Sơn 6/0, Sơn Tịnh 13/0, TP Quảng Ngãi 88/0, Tư Nghĩa 18/0, Mộ Đức 4/0, Đức Phổ 7/0, Nghĩa Hành 17/0, Trà Bồng 1/0, Sơn Hà 1/0, Minh Long 1, Ba  Tơ 3/0. So với tháng trước số ca mắc tăng 34 ca.
Đến hết tháng 7/2017 tổng số ca mắc 594 ca, 51 ca dương tính, chết 0. So với cùng kỳ năm 2016 số ca mắc tăng 13 ca.
Bệnh Tay - chân - miệng: Từ ngày 01/7 đến ngày 31/7/2017  có 39 ca mắc, chết 0; phân bổ theo huyện: Bình Sơn 14, TP Quảng Ngãi 9, Tư Nghĩa 4,Nghĩa Hành 5,  Mộ Đức 2, Đức Phổ 2 ,Sơn Hà 3.
Thủy đậu : 12 ca, chết 0.    
Viêm não vi rút : 11 ca, chết 0.           
Quai bị : 26 ca, chết 0.
- Trong tháng không có ngộ độc thực phẩm xảy ra.
 Giám sát mối nguy. Kết quả:
+ Cấp tỉnh: 09/09 mẫu nước đá nhiễm vi sinh Pseudomonas aeruginosa, Coliform. Xử lý: Các cơ sở có mẫu nhiễm tạm ngừng hoạt động để khắc phục à hoạt động trở lại khi kết quả tự kiểm nghiệm các chỉ tiêu trên âm tính.
+ Cấp huyện: bằng Test nhanh  420/428 mẫu đạt (04 mẫu dương tính hàn the và 04 mẫu dương tính độ sạch bát đĩa).
8.2. Văn hoá, thể thao
Trong tháng 8/2017, tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2017) và Quốc khánh 2/9; kỷ niệm 52 năm Ngày Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965 -18/8/2017); kỷ niệm 58 năm ngày Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (28/8/1959-28/8/2017); Lễ dâng hương tưởng niệm 153 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864 – 20/8/2017), kỉ niệm 52 năm ngày thành lập ngành Văn hóa (28/8/1965-28/8/2017), Liên hoan Văn hóa Biển đảo Quảng Ngãi năm 2017…, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong quý III/2017 và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh xây dựng chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ khai mạc và bế mạc Liên hoan Văn hóa Biển đảo tỉnh Quảng Ngãi năm 2017; tổ chức biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị nhân các ngày lễ kỷ niệm trong tháng 8; phối hợp với Trung tâm Văn hóa các huyện tổ chức các chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân các xã huyện Mộ Đức, huyện Bình Sơn. Đội Tuyên truyền Văn hóa, Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức 17 buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp tuyên truyền tại các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ.
Trong tháng 8 năm 2017, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng được tổ chức rộng khắp đến các xã, phường, thị trấn; vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Hiện toàn tỉnh đã tổ chức Đại hội Thể dục thể thao cấp xã, đang tiến hành tổ chức Đại hội Thể dục thể thao cấp huyện.
Sở VHTT&DL đăng cai tổ chức thành công Giải Võ Cổ truyền tranh đai Vô địch LetsViet lần thứ V – năm 2017 tại Quảng Ngãi. Tại giải đấu, đội tuyển Quảng Ngãi đạt 01 huy chương Vàng, 01 huy chương Bạc và 01 huy chương Đồng.
Các đội tuyển thể thao của tỉnh đã tham gia các giải: Giải Cúp vô địch Võ cổ truyền tại tỉnh Bình Định, Giải Vô địch Wushu trẻ tại Lào Cai, Giải Vô địch trẻ Pencak Silat tại Tuyên Quang, Kết quả: đạt 3 huy chương Vàng, 06 huy chương Bạc; 13 huy chương Đồng.
 8.3. Tình hình tai nạn giao thông
Tình hình tai nạn giao thông trong tháng (tính từ ngày 16/7/2017 đến 15/8/2017), toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên), chết 15 người, bị thương 01 người. Trong đó TNGT đường bộ xảy ra 14 vụ, chết 15 người, bị thương 01 người; TNGT đường sắt, TNGT đường thủy nội địa không xảy ra.
 So với tháng 8/2016, TNGT đường bộ: số vụ tăng 05 vụ, số người chết tăng 05 người, số người bị thương giảm 01 người; TNGT đường sắt: số vụ giảm 02 vụ; số người chết giảm 02 người, số người bị thương không tăng, không giảm; TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng, không giảm).
 So với tháng 7/2017, TNGT đường bộ: số vụ tăng 03 vụ, số người chết tăng 03 người, số người bị thương giảm 05 người; TNGT đường sắt, TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng, không giảm).
Va chạm giao thông trong tháng xảy ra 43 vụ, số người bị thương 73 người. So với tháng 8/2016, số vụ tăng 05 vụ; số người bị thương tăng 18 người. So với tháng 7/2018, số vụ tăng 07 vụ; số người bị thương tăng 11 người.
Tính chung 8 tháng đầu năm (từ ngày 16/12/2016 đến ngày 15/8/2017), toàn tỉnh đã xảy ra 91 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên), chết 95 người, bị thương 45 người. Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 90 vụ, chết 94 người, bị thương 45 người; TNGT đường sắt xảy ra 01 vụ, chết 01 người; TNGT  đường thủy nội địa không xảy ra.
So với cùng kỳ năm trước, TNGT đường bộ: số vụ giảm 09 vụ, số người chết giảm 09 người, số người bị thương giảm 34 người; TNGT đường sắt: số vụ giảm 02 vụ, số người chết giảm 02 người, số người bị thương không tăng, không giảm; TNGT đường thủy nội địa: số vụ giảm 01 vụ, số người chết giảm 01 người.
Va chạm giao thông 8 tháng đầu năm xảy ra 337 vụ, số người bị thương 492 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 18 vụ; số người bị thương giảm 53 người.


Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1472

Tổng số lượt xem: 479071

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready