Truy cập nội dung luôn

Tin Kinh tế - Xã hội Tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 năm 2017

29/05/2017 12:00    868

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch xong lúa đông xuân và chuẩn bị gieo trồng lúa hè thu. Theo lịch thời vụ, lúa đại trà vụ hè thu sẽ gieo sạ trong khoảng thời gian từ ngày 25/5/2017 đến ngày 05/6/2017.Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt vụ đông xuân đạt 43.550 ha, giảm 0,4% (176 ha) so với cùng vụ năm 2016. Trong đó, diện tích gieo trồng lúa đạt 38.872 ha, giảm 0,6% (218 ha); diện tích ngô đạt 4.677,6 ha, tăng 0,9% (42,2 ha). Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 254.874 tấn, tăng 8,1% (19.060 tấn). - Cây lúa: Lúa đông xuân gieo sạ được 38.872 ha, giảm 0,6% (218 ha) so với vụ đông xuân năm 2016; năng xuất đạt 58,7 tạ/ha, tăng 5,1 tạ/ha; sản lượng đạt 228.150 tấn, tăng 9,0% (18.793 tấn) so với cùng vụ năm trước.

​Diện tích lúa giảm, một phần do một số chân đất ngập nước không gieo sạ được, một phần do thu hồi đất phục vụ cho việc quy hoạch xây dựng đường giao thông, công trình công cộng, và do chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. 
Giống lúa chủ yếu sử dụng trong vụ đông xuân này là ĐH815-6, ĐV 108, KD đột biến, HT1…
Tuy có những khó khăn do thời tiết gây ra owr đầu vụ, nhưng nhờ phấn đấu khắc phục, sâu bệnh ít nên năng suất lúa ước đạt 58,7 tạ/ha, tăng 5,1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2016. Đây là mức tăng cao, tuy nhiên nguyên nhân là do vụ đông xuân năm 2016 bị mất mùa (có năng suất thấp nhất kể từ năm 2012); so với vụ đông xuân năm 2015, mức năng suất này chỉ đạt xấp xỉ.
Diện tích giảm nhưng nhờ năng xuất tăng nên sản lượng lúa đạt 228.150 tấn, tăng 9% (18.793 tấn) so với vụ đông xuân năm 2016.
    Vụ đông xuân này toàn tỉnh triển khai xây dựng được 59 cánh đồng lớn với tổng diện tích 1.453,9 ha. Nhìn chung, năng suất lúa ở các cánh đồng mẫu lớn đều đạt cao hơn năng suất bình quân.
- Cây ngô: Diện tích ngô vụ đông xuân đạt 4.677,6 ha, tăng 0,9% (42,2 ha) so với vụ đông xuân năm 2016. Năng suất ngô ước đạt 57,1 tạ/ha, xấp xỉ vụ đông xuân năm 2016. Sản lượng ước đạt 26.723 tấn, tăng 1,0% (266 tấn).
- Cây rau, đậu các loại:
Đầu năm, thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho việc canh tác và sinh trưởng của cây trồng (mưa kéo dài, nhiều chân đất bị ngập hoặc giữ nước nên tiến độ gieo trồng các loại cây vụ đông xuân chậm hơn cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, nhờ tranh thủ canh tác ngay khi điều kiện cho phép, diện tích gieo trồng rau, đậu vẫn giữ được sự phát triển. Tổng diện tích gieo trồng rau, đậu và cây cảnh đạt 7.970 ha, tăng 1,5% (118 ha) so với vụ đông xuân năm 2016.
 + Rau các loại: Diện tích rau đạt 6.319,7 ha, tăng 2,8% (173,7 ha) so với vụ đông xuân năm 2016. Nhìn chung, diện tích rau tăng chủ yếu do tăng diện tích bầu, bí, hành củ và một vài loại rau lấy quả khác. Năng suất rau ước đạt 158,8 tạ/ha, tăng 3,4 tạ/ha. Sản lượng rau ước đạt 100.326 tấn, tăng 5,1% (4.845 tấn). Trong đó, rau lấy lá có 3.303,8 ha, tăng 0,7% (24 ha); năng suất đạt 130,5 ha, xấp xỉ vụ đông xuân năm 2016; sản lượng đạt 43.107 tấn, tăng 0,6%. Rau lấy quả đạt 2.478,2 ha, tăng 4,4% (105,1 ha); năng suất đạt 211,8 tạ/ha, tăng 2,4 tạ/ha; sản lượng đạt 524.500 tấn, tăng 5,7% (2.817 ngàn tấn). Rau lấy củ, rễ, thân đạt 509 ha, tăng 8,8% (41,3 ha); năng suất đạt 84,8 tạ/ha, tăng 29,6 tạ/ha (do tăng diện tích các loại cây có trọng lượng sản phẩm thu hoạch lớn); sản lượng đạt 4.317 tấn, tăng 167,2% (1.735 tấn).
+ Đậu các loại: Diện tích các loại đậu đạt 1.650,7 ha, giảm 3,3% (56 ha) so với vụ đông xuân năm 2016; năng suất ước đạt 20,2 tạ/ha, xấp xỉ vụ đông xuân năm trước; sản lượng ước đạt 3.342 tấn, giảm 2,8% (97 tấn).
- Cây lạc: Diện tích gieo trồng đạt 4.087,5 ha, tăng 2,4% so với vụ đông xuân năm 2016. Năng suất đạt 21,5 tạ/ha, giảm 1,2 tạ/ha so vụ đông xuân năm trước. Sản lượng đạt 8.790 tấn, bằng 96,8% so vụ đông xuân năm trước.
Chăn nuôi gặp khó khăn nhất định do dịch bệnh (gia cầm), giá thu mua (lợn, bò) và nguồn thức ăn (trâu bò) nên không tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong phát triển, mở rộng.
b) Chăn nuôi
Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá thu mua lợn, bò hơi giảm, trong đó giá lợn hơi giảm mạnh, người chăn nuôi không có lãi. Theo kết quả điều tra thời điểm ngày 01/4/2017, đàn trâu toàn tỉnh đạt 68.551 con, tăng 2,4% so với cùng thời điểm năm 2016; đàn bò đạt 277.521 con, giảm 1,1%; đàn lợn đạt 422.067 con, giảm 7,6%; đàn gia cầm đạt 4.721,6 ngàn con, tăng 6,8%.
Đàn lợn giảm là do trong thời gian cuối năm 2016 và trong quý I năm 2017, giá thịt lợn hơi giảm sâu làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi, hạn chế thả nuôi lại sau xuất chuồng và tăng đàn. Giá thịt lợn hơi giảm nhưng giá thịt trên thị trường không giảm, nên mức độ tiêu thụ không tăng. Giá thịt lợn hơi giảm, người nuôi chuyển hướng sang nuôi lợn nái nhằm xuất bán ra ngoài tỉnh. Trong điều kiện tiêu thụ khó khăn trên phạm vi cả nước, việc chuyển mục đích nuôi này ẩn chứa nhiều rủi ro trong tương lai nếu tình trạng ứ đọng thịt lợn hơi kéo dài.
Trong tháng, các bệnh thông thường như tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy ở vật nuôi xảy ra rải rác, nhỏ lẻ tại các địa phương trong tỉnh và được bao vây dập tắt, không để lây lan diện rộng; bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc và heo tai xanh ở lợn không xảy ra.
Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng người dân vẫn tranh thủ mưa rào để trồng rừng. Diện tích rừng trồng tập trung trong tháng 5 ước đạt 248 ha, tăng 150% tương ứng với 149 ha so với cùng tháng năm 2016 (do tháng 5 năm nay mưa nhiều hơn).
Việc khai thác lâm sản tập trung vào gỗ rừng trồng (gỗ nguyên liệu giấy), đót... Sản lượng gỗ khai thác trong tháng ước đạt 75.986 m3, tăng 7,8% so với tháng 5 năm 2016. Sản lượng củi khai thác ước đạt 22.722 ste, tăng 22,1%.
Ước tính 5 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung đạt 4.316 ha, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng gỗ khai thác đạt 308.459 m3, giảm 6,9% (22.935 m3). Sản lượng gỗ khai thác giảm là do trong thời gian đầu năm mưa kéo dài làm đường sá ở đồi núi hư hỏng không vận chuyển được nên hạn chế thu mua và sau đó, các nhà máy không tăng năng lực sản xuất. Sản lượng củi khai thác đạt 74.180 ster, giảm 9,3% (7.585 ster).
Trong tháng, qua tổ chức tuần tra, kiểm tra và truy quét, phát hiện 38 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó, có 5 vụ phá rừng, phát rừng với tổng diện tích 1,45 ha. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 5, toàn tỉnh phát hiện 121 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Riêng phá rừng, phát rừng có 11 vụ với tổng diện tích rừng bị phá, phát là 6,27 ha, giảm 7 vụ tương ứng với 2,07 ha so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, diện tích rừng phòng hộ (tự nhiên) bị phá là 2,18 ha; diện tích rừng sản xuất (rừng trồng) là 4,09 ha. Tất cả các vụ phá rừng đều nhằm mục đích lấy đất làm nương rẫy (6 vụ) và trồng cây công nghiệp (5 vụ). Qua đó, thu giữ 34,96 m3 gỗ tròn và 94,16 m3 gỗ xẻ, 205 kg than hầm; thu nộp ngân sách nhà nước gần 678,7 triệu đồng.
Hoạt động thuỷ sản trong tháng giữ ổn định nhờ thời tiết tốt, dịch bệnh tôm nuôi không xảy ra. Sản lượng thủy sản tháng 5 ước đạt 17.960 tấn, tăng 2% (350 tấn) so với tháng 05 năm 2016. Sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm ước đạt 64.989 tấn, tăng 4,9% (2.849 tấn) so với cùng kỳ năm 2016.
Tàu thuyền khai thác đang biến động theo hướng giảm tàu công suất nhỏ, tăng tàu công suất lớn. Theo số liệu điều tra thủy sản ngày 01/5/2017, toàn tỉnh có 5.192 chiếc tàu đánh bắt thủy sản có động cơ, giảm 2,6% (136 chiếc) so với cùng thời điểm năm 2016 (ngày 01/5/2016 có 5.328 chiếc, giảm 3,1% tương ứng với 171 chiếc so với cùng thời điểm năm 2015). Tổng công suất tàu thuyền đạt 1.267.333 CV, tăng 13,2%  (147.674 CV).
Sản lượng khai thác trong tháng 5 ước đạt 17.307 tấn, tăng 1,8 (305 tấn) so với tháng 5/2016; trong đó, khai thác trên biển 17.250 tấn, khai thác nội địa 57 tấn.
Ước tính 5 tháng, sản lượng khai thác đạt 63.344 tấn, tăng 4,8% (2.886 tấn) so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, khai thác trên biển 63.065 tấn, khai thác nội địa 279 tấn.
b) Nuôi trồng
Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 653 tấn, tăng 7,4% (45 tấn) so với tháng 5/2016. Trong đó, cá ước đạt 213,6 tấn, giảm 1,6% (3,5 tấn); tôm ước đạt 376,4 tấn, tăng 7,5% (26,4 tấn); các loại thuỷ sản khác ước đạt 63 tấn, tăng 53,6% (22 tấn).
Ước 5 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng đạt 1.645,3 tấn, giảm 2,2% (37 tấn) so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, cá ước đạt 400,2 tấn, giảm 3,2% (13 tấn); tôm ước đạt 1.049,4 tấn, giảm 2,9% (31,3 tấn); các loại thuỷ sản khác ước đạt 195,7 tấn, tăng 4% (154,7 tấn).
- Sản xuất giống: Sản xuất giống tôm vẫn còn trong giai đoạn chuẩn bị. Trong tháng, sản xuất được 17 ngàn con cá giống nước ngọt (chép, trắm cỏ, trôi, mè, rô phi đơn tính,…), tăng 70% (7 ngàn con) so với cùng tháng năm 2016; sản xuất 15 ngàn con giống cá bớp (lần đầu tiên sản xuất). Ngoài ra, còn sản xuất 3 triệu con giống ốc hương.
Ước tính 5 tháng đầu năm, sản xuất được 179,5 ngàn con cá giống nước ngọt, giảm 19,9% (44,5 ngàn con) so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, còn sản xuất 4 triệu con giống ốc hương, 25 ngàn con lươn giống.
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5/2017 ước đạt 8.928,9 tỷ đồng (theo giá SS 2010), giảm 6,4% so với tháng trước, nguyên nhân giảm do sản lượng sản phẩm lọc hóa dầu giảm 49,1 ngàn tấn so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 7.472,9 tỷ đồng, giảm 7,8%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.195,3 tỷ đồng, tăng 1,7% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 260,8 tỷ đồng, tăng 1,0%. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì GTSX tháng này giảm 2,9%.
Tính chung 5 tháng đầu năm, GTSX công nghiệp đạt 46.023,7 tỷ đồng (theo giá SS 2010), tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu thì GTSX tăng 11,4%. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 38.794,9 tỷ đồng, tăng 0,4%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 5.940,3 tỷ đồng, tăng 16,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.288,6 tỷ đồng, tăng 4,3%.
Trong 5 tháng đầu năm, trừ sản phẩm bia giảm 5,9%; nước ngọt giảm 12,1%  và tinh bột mỳ giảm 3,3%,  các sản phẩm chủ yếu còn lại đều tăng. Trong đó, một số sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ 2016 như: Thủy sản chế biến đạt 4.227 tấn, tăng 7,8%; đường RS đạt 130.928 tấn, tăng 18,9%; Gạch xây các loại đạt 171.790 ngàn viên, tăng 7,5%; nước mắm đạt 3.231 ngàn lít, tăng 11,9%; rượu trắng đạt 2.961 ngàn lít, tăng 24,0%; sữa các loại đạt 101.035 ngàn lít, tăng 10,2%; dăm gỗ nguyên liệu giấy đạt 250.454 tấn, tăng 12,8%; điện sản xuất đạt 282,41 triệu kwh, tăng 178,6% và điện thương phẩm đạt 372,76 triệu kwh, tăng 11,1%. Riêng sản phẩm lọc hóa dầu đạt 2.851.270 tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến hết tháng 4/2017 giảm 5,15% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân giảm chủ yếu do sản phẩm tinh bột mỳ; đường RS; bia đóng chai; sản phẩm xăng động cơ và gạch xây dựng bằng đất nung tiêu thụ khó khăn, còn lại đa số các sản phẩm tiêu thụ tốt hơn hoặc xấp xỉ cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm có chỉ số  tiêu thụ tăng khá như: sản phẩm vỏ bào, dăm gỗ tăng 37,15%; xăng máy bay tăng 29,63%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng tăng 103,05%. Một số sản phẩm có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh như: Tinh bột mỳ giảm 35,27%; đường RS giảm 20,31%; bia đóng chai giảm 13,72%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/5/2017 của ngành công nghiệp chế biến giảm 0,12% so với cùng thời điểm năm trước, trừ sản phẩm tinh bột sắn (tăng 29,15%) và bia đóng chai (tăng 26,26%) có chỉ số tồn kho cao, còn lại các sản phẩm đều có mức tồn kho thấp hoặc xấp xỉ cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2017 tăng 1,12% so với tháng trước và giảm 2,49% so với cùng thời điểm năm trước. Chỉ số sử dụng lao động thuộc các loại hình kinh tế tại thời điểm trên đều giảm so với cùng thời điểm năm trước, khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 4,14%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,21%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,67%. Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng giảm 22,5% so với cùng thời điểm năm 2016; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,53%; sản xuất, phân phối điện giảm 2,11%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,35%.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tại thời điểm 01/5/2017 tăng khá so với cùng thời điểm năm trước như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 18,26%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 35,26%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 9,73%. 

Trong tháng (tính đến ngày 19/5/2017), có 44 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới  với số vốn đăng ký là 462,6 tỷ đồng, 131,6% về số doanh nghiệp và tăng 16,42 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,51 tỷ đồng, gấp 7,5 lần so cùng kỳ năm trước. Trong tháng có 4 doanh nghiệp  đăng ký tạm ngừng hoạt động; có 6 doanh nghiệp  đã giải thể.
 Luỹ kê từ đầu năm đến ngày 19/5/2017, toàn tỉnh có 375 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới  với số vốn đăng ký là 11.751,25 tỷ đồng, tăng 14,0% về số doanh nghiệp và tăng 18,39 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 37,91 tỷ đồng, gấp 17 lần so cùng kỳ năm trước. Trong thời gian trên, có 74 doanh nghiệp  và 8 đơn vị trực thuộc  đăng ký tạm ngừng hoạt động; có 34 doanh nghiệp  và 10 đơn vị trực thuộc  đã giải thể.

Trong tháng, thời tiết thuận lợi nên nhiều công trình được đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp, tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng công trình, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thi công.
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trong tháng ước đạt 274,4 tỷ đồng, tăng 6,0% so với tháng trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đạt 270,6 tỷ đồng, tăng 6,0%; vốn vay đạt 2,4 tỷ đồng, tăng 3,2%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước đạt 1,4 tỷ đồng, tăng 2,6%. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tăng 22,1%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.196,6 tỷ đồng, tăng 30,8% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đạt 1.179,3 tỷ đồng, tăng 31,1%; vốn vay đạt gần 11 tỷ đồng, tăng 6,9%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 14,0%. 

Trong tháng, hoạt động thương mại bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng diễn biến ổn định, nguồn hàng và sức mua trên thị trường có tăng nhẹ so với tháng trước, trong đó một số mặt hàng tăng khá so với mức tăng chung như: Vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 2,22%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 1,34%; ô tô các loại tăng 1,53%; nguyên liệu khác (trừ xăng, dầu) tăng 1,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5 năm 2017 ước đạt 3.818,9 tỷ đồng, tăng 1,29% so với tháng trước. Trong đó: thành phần kinh tế nhà nước đạt 221,2 tỷ đồng, tăng 1,8%; kinh tế cá thể đạt 2.770,3 tỷ đồng, tăng 1,41%; kinh tế tư nhân đạt 824,5 tỷ đồng, tăng 0,78%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,9 tỷ đồng.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 18.839,8 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2016, đáng chú ý có 03 nhóm hàng hóa lượng tiêu thụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là gỗ và vật liệu xây dựng tăng 23,22%; ô tô các loại tăng 481,06%; xăng dầu các loại tăng 22,8%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì thành phần kinh tế nhà nước đạt 1.091,7 tỷ đồng, tăng 14,49%; kinh tế cá thể đạt 13.658,5 tỷ đồng (chiếm 72,5% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng), tăng 11,84%; kinh tế tư nhân đạt 4.074,6 tỷ đồng, tăng 12,26%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xét theo ngành hoạt động thì hoạt động thương nghiệp đạt 13.984,5 tỷ đồng (chiếm 74,2% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng), tăng 11,41%; hoạt động lưu trú đạt 115,1 tỷ đồng, tăng 23,55%; hoạt động ăn uống đạt 3.465,2 tỷ đồng, tăng 14,51%; hoạt động du lịch lữ hành đạt 3,2 tỷ đồng, tăng 15,76%; hoạt động dịch vụ đạt 1.271,8 tỷ đồng, tăng 12,27%.       
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2017 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,04% so với tháng 12/2016; tăng 6,74% so cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 7,52%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng tương đối ổn định, không có biến động lớn. Trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ chủ yếu, 7 nhóm có chỉ số giá tháng 5 tăng so tháng trước, gồm: đồ uống và thuốc lá tăng 0,22%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,58%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,48%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,90%. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03% (lương thực giảm 0,54%; thực phẩm giảm 0,04%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,13%); may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,47%; giao thông giảm 0,39%; bưu chính viễn thông giảm 0,01%; giáo dục giảm 0,07%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06%;
Chỉ số giá vàng tháng 5/2017 giảm 0,14% so với tháng trước; tăng 3,39% so với tháng 12/2016; tăng 3,30% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng tăng 6,59%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2017 giảm 0,04% so với tháng trước; tăng 0,12% so với tháng 12/2016; tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2016; bình quân 5 tháng tăng 1,63%.
Trong tháng, ngành Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông” của Bộ GTVT; hoạt động vận tải trong thời gian qua đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chất lượng dịch vụ vận tải tiếp tục được cải thiện theo hướng nâng cao chất lượng. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ, xử lý nghiêm các phương tiện xe hợp đồng, xe du lịch trá hình, dừng đỗ không đúng nơi quy định gây mất an ninh, trật tự vận tải.  
- Vận tải hành khách trong tháng 5 năm 2017 ước đạt 468,48 ngàn lượt khách với mức luân chuyển 103.333,2 ngàn lượt khách-km, tăng tương ứng 1,16% và 0,66% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì vận chuyển tăng 19,54%, luân chuyển tăng 12,22%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, vận chuyển hành khách ước đạt 2.326,72 ngàn lượt khách với mức luân chuyển 539.157,87 ngàn lượt khách – km, tăng tương ứng 20,13% và 17,31% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải đường bộ ước đạt 2.225,71 ngàn lượt khách, tăng 20,79% và 536.120,96 ngàn lượt khách – km, tăng 17,37%; vận tải đường biển ước đạt 101,01 ngàn lượt khách, tăng 7,09% và 3.036,91 ngàn lượt khách – km, tăng 6,75%.
- Vận tải hàng hóa trong tháng 5/2017 ước đạt 860,55 ngàn tấn với mức luân chuyển 139.271,24 ngàn tấn-km, tăng tương ứng 1,29% và 1,84% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì vận chuyển tăng 15,12%, luân chuyển tăng 17,74%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, vận tải hàng hóa ước đạt 4.067,19 ngàn tấn với mức luân chuyển 651.460,35 ngàn tấn-km, tăng tương ứng 12,5% và 11,33% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải đường bộ ước đạt 4.020,37 ngàn tấn, tăng 12,43% và 650.053,44 ngàn tấn – km, tăng 11,32%; vận tải đường biển ước đạt 46,82 ngàn tấn, tăng 18,26% và 1.406,91 ngàn tấn – km, tăng 17,61%.
- Doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ vận tải trong tháng 5/2017 ước đạt 227,4 tỷ đồng, tăng 1,65% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ vận tải ước đạt 1.114,2 tỷ đồng, tăng 12,05% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: Vận tải hành khách ước đạt 335,8 tỷ đồng, tăng 18,58%; vận tải hàng hóa ước đạt 544,2 tỷ đồng, tăng 10,53%; hoạt động kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 234,1 tỷ đồng, tăng 7,02%.
Ngành Y tế đã triển khai các biện pháp phòng ngừa, giám sát chặt chẽ ca bệnh nên từ đâu năm đến nay, không có dịch bệnh lớn và nguy hiểm xảy ra, không có tử vong do các bệnh dịch nguy hiểm. Chủ động tham mưu củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp; thành lập các đội cơ động phòng chống dịch; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch.
Từ đầu năm đến nay, tình hình các bệnh truyền nhiễm ổn định, giảm số ca mắc so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ổn định, không có bệnh nhân mắc mới và tái phát. Từ tháng 4/2016 sốt xuất huyết đang có xu hướng giảm rõ rệt.
Về các Chương trình mục tiêu quốc gia y tế, Ngành đã chủ động giao nhiệm vụ và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện, cơ bản đạt tiến độ, mục tiêu, chỉ tiêu các chương trình. Đã chủ động phòng, chống và tích cực điều trị nên tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm giảm so với cùng kỳ năm 2016.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm, kết quả có trên 30.000 lượt người tham gia khai thác thông tin tại sàn; số lao động được tuyển dụng và tiếp nhận đăng ký qua Sàn giao dịch việc làm là 2.069 người; đăng ký xuất khẩu lao động 339 lao động; đăng ký học nghề qua các cơ sở đào tạo 395 học viện. Giải quyết việc làm cho 19.320 lao động. Xuất khẩu lao động 610 người, trong đó số lao động theo Quyết định số 71/QĐ-TTg là 16 người. Đã giới thiệu cho 04 lượt doanh nghiệp để tuyển chọn lao động tham gia xuất khẩu lao động. Cấp 120 giấy phép lao động, cấp lại 90 giấy phép lao động; xác nhận lao động nười nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho trên 300 lao động thực hiện công việc vận hành bảo dưỡng tổng thể Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Trong 5 tháng đầu năm, Đài Phát thanh và Truyền hình đã tập trung tuyên truyền, phản ánh các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tuyên truyền việc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”...  
Tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/2/2017) và phản ánh các buổi sinh hoạt chuyên đề nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng với chủ đề “Thực hành phong cách làm việc Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền những thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nhân dịp Tết cổ truyền Đinh Dậu 2017 và kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975 - 24/3/2017), Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017).
Tiếp tục tuyên truyền công tác cải cách thủ tục hành chính, các chỉ số PCU, PAPI của tỉnh; Đề án sắp xếp việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế theo Nghị định 108/CP của Chính phủ; cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 16ngày 14/02/2015 của Chính phủ; công tác phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm; việc thực hiện Chỉ thị 17/CT-TU ngày 16/11/2012 của Tỉnh uỷ và Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định Một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương hành chính của tỉnh Quảng Ngãi...
Tình hình tai nạn giao thông trong tháng (tính từ ngày 16/4/2017 đến 15/5/2017), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên), chết 08 người, bị thương 02 người. Trong đó TNGT đường bộ xảy ra 08 vụ, chết 08 người, bị thương 02 người; TNGT đường sắt, TNGT đường thuỷ nội địa không xảy ra.
 So với tháng 5/2016, TNGT đường bộ: số vụ giảm 07 vụ, số người chết giảm 09 người, số người bị thương giảm 06 người; TNGT đường sắt, TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng, không giảm).
 So với tháng 4/2017, TNGT đường bộ: số vụ giảm 04 vụ, số người chết giảm 04 người, số người bị thương giảm 06 người; TNGT đường sắt: số vụ giảm 01 vụ, số người chết giảm 01 người; TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng, không giảm).
Va chạm giao thông trong tháng xảy ra 50 vụ, số người bị thương 66 người. So với tháng 5/2016, số vụ tăng 27 vụ; số người bị thương tăng 34 người. So với tháng 4/2017, số vụ tăng 08 vụ; số người bị thương tăng 11 người.
Tính chung 5 tháng đầu năm (từ ngày 16/12/2016 đến ngày 15/5/2017), toàn tỉnh đã xảy ra 56 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên), chết 58 người, bị thương 36 người. Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 55 vụ, chết 57 người, bị thương 36 người; TNGT đường sắt xảy ra 01 vụ, chết 01 người; TNGT đường thủy nội địa không xảy ra. 
So với cùng kỳ năm trước, TNGT đường bộ: số vụ giảm 13 vụ, số người chết giảm 12 người, số người bị thương giảm 30 người; TNGT đường sắt: số vụ tăng 01 vụ, số người chết tăng 01 người; TNGT đường thủy nội địa không xảy ra (không tăng, không giảm).  
Va chạm giao thông 5 tháng đầu năm xảy ra 215 vụ, số người bị thương 288 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 40 vụ; số người bị thương giảm 98 người.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1986

Tổng số lượt xem: 478831

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready