Truy cập nội dung luôn

Thực trạng và giải pháp phát triển cây mỳ (sắn) trên địa bàn huyện Sơn Tây

30/01/2018 12:00    968

Cây mỳ là cây lấy củ được trồng ở huyện đã lâu đời. Những năm trước thập kỷ 90, cây mỳ là cây lương thực. Về sau, đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực sang cây trồng để lấy củ, chế biến ra nhiều sản phẩm công nghiệp khác nhau như: Sản xuất tinh bột sắn, thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học… đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu hàng hóa mang lại giá trị cao.

​Mỳ là cây dễ trồng và thích nghi trên đất nghèo dinh dưỡng, mức đầu tư thấp, phù hợp với khả năng của người nông dân. Hầu hết ở các xã của huyện Sơn Tây người nông dân đều trồng sắn. Trong những năm 2014 đến 2016 diện tích cây mỳ của huyện ổn định. Trong giai đoạn này, diện tích cây mỳ trồng từ 770 ha đến 780 ha mỗi năm. Sản lượng củ tươi ước đạt từ 13-14 nghìn tấn/năm. Trong năm 2017, diện tích cây mỳ giảm xuống còn 690ha.. Nguyên nhân nào làm diện tích giảm?
*Nguyên nhân khách quan:
  - Do tác động của thị trường dăm gỗ nguyên liệu trên thế giới làm chuyển dịch tự phát cơ cấu cây trồng của huyện. Có thể nói giai đoạn 2014-2015 ngành dăm gỗ tăng trưởng nóng. Các  máy dăm gỗ trong tỉnh  đua nhau ra đời và tranh nhau thu mua gỗ nguyên liệu của nông dân. Nhà nhà trồng keo, đất nào cũng trồng keo và trồng trên cả đất sản xuất cây mỳ.
  - Keo là cây lâm nghiệp, có chiều cao, đường kính hoạt động của tán lá và bộ rễ lớn. Cho nên một thửa đất trồng keo thì các thửa xung quanh không thể trồng cây mỳ được, mà cũng phải trồng keo. Do vậy diện tích cây mỳ chuyển đổi sang trồng keo diễn ra rất nhanh. Hơn nữa, cây keo mức đầu tư  thấp, ít tốn nhân công so với cây mỳ, hiệu quả kinh tế lại cao hơn nhiều.

keo.JPG


   Khi diện tích trồng keo phát triển, cũng đồng nghĩa với đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp. Vì dưới tán cây keo, nguồn cỏ tự nhiên bị hủy diệt. Nguồn thức ăn tự nhiên cho gia súc bị hạn chế đáng kể, mà ở địa phương, nguồn thức ăn cho gia súc chủ yếu dựa vào nguồn cỏ tự nhiên. Với tập quán chăn thả rông, vấn đề gia súc phá hoại cây mỳ và các loại cây trồng khác cũng là vấn đề nan giải của chính quyền địa phương.
*Nguyên nhân chủ quan:
 - Nhận thức của người nông dân còn hạn chế về vai trò của cây mỳ ở địa phương trong việc ổn định và phát triển kinh tế hộ. Mặc dù các cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể ở địa phương đã thường xuyên thông tin, định hướng sản xuất, giúp nông dân có hướng phát triển bền vững, để ổn định thu nhập.
Nông dân trồng mỳ phần đa là người đồng bào dân tộc. Phần nào còn hạn chế trong  khả năng tổ chức thu hoạch, vận chuyển sản phẩm đến nhà máy, phần nào cũng do thói quen chi tiêu trong gia đình không khoa học. Do vậy tình trạng bán mỳ non xảy ra phổ biến, bà con nông dân thường bị tư thương ép giá.
 -Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng nguyên liệu mỳ của cơ quan chức năng, doanh nghiệp. Cũng như công tác khuyến nông như hổ trợ kỷ thuật, vốn, giống, thông tin thị trường chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa kịp thời.
 * Một số giải pháp để phát triển cây mỳ bền vững trong thời gian đến:
  - Qua một thời gian tăng trưởng nóng của ngành dăm gỗ nguyên liệu, đã chứa đựng nhiều nguy cơ. Đó là khủng hoảng thừa và tình trạng chất lượng dăm mất kiểm soát. Từ cuối năm 2017 đến nay tình hình tiêu thụ dăm tỉnh ta đã gặp nhiều khó khăn, giá thu mua gỗ nguyên liệu liên tục giảm. Ngược lại giá thu mua củ mỳ tươi của nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn huyện Sơn Hà lại liên tục tăng. Điều này tác động trực tiếp đến tư tưởng của hộ nông dân. Đây là thời điểm quan trọng để các cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể ở địa phương tuyên truyền, vận động có hiệu quả, nhằm khôi phục lại diện tích cây sắn ở các địa phương.
  - Các cấp chính quyền tăng cường quản lý vùng sản xuất nguyên liệu mỳ cho nhà máy. Đối với những diện tích keo trồng trên đất cây mỳ, sau khi thu gỗ nguyên liệu thì phải khôi phục trồng mỳ trở lại. Đối với những diện tích keo non bị đổ ngã, chậm lớn không mang lại hiệu quả. Khuyến cáo bà con nên hủy bỏ và trồng cây mỳ trở lại. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tăng cường công tác khuyến nông để hổ trợ bà con. 

nhamaymy.jpg

 - Nhà máy chế tinh bột sắn huyện Sơn Hà cần phối hợp với chính quyền địa phương có thể thông qua hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Sơn Tây, ký hợp đồng thu mua sản phẩm với bà con với giá hợp lý. Tổ chức vận chuyển sản phẩm thu mua kịp thời. Tránh được tình trạng bà con bán mỳ non cho tư thương.
 - Công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỷ thuật, áp dụng các giống mỳ cao sản, rút ngắn thời gian sinh trưởng, ổn định và tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cũng được đặt ra cho các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1666

Tổng số lượt xem: 479249

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready