Truy cập nội dung luôn

Tổng quan thị trường, giá cả tháng 12 và cả năm 2014 của tỉnh quảng ngãi

08/01/2015 12:00    629

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2014 giảm 0,11% so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước tăng 2,39%. Bình quân mười hai tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm trước tăng 4,30%. CPI tháng 12 năm 2014 sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố gây tăng giá như dịp lễ Noel; Tết Dương lịch, cuối năm các công trình thanh quyết toán giải ngân. Nhưng CPI tháng này ổn định và giảm nhẹ so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 2 đợt vào ngày 22/11/2014 và ngày 06/12/2014; giá gas tiếp tục giảm 13.000 đồng/bình 12kg; giá cước vận tải được điều chỉnh giảm đã tác động đến nhiều mặt hàng thiết yếu ổn định và có xu hướng giảm giá.

​Giá lương thực tăng 0,70% tăng so với tháng trước. Nguyên nhân do xuất gạo trong tháng thuận lợi, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này có nhiều hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh đó, nông dân cũng tích luỹ lúa gạo trong các tháng mưa bão và tết, nên giá gạo tẻ thường tăng 1,03%; gạo tẻ ngon tăng 0,19%; gạo nếp tăng 0,14%; bột mì và ngũ cốc tăng 0,54% so với tháng trước.
Giá nhóm thực phẩm tăng 0,65% so với tháng trước, nguyên nhân là do thời tiết nên nguồn cung bị hạn chế; nhu cầu tiêu dùng tăng nên một số mặt hàng tăng giá như thịt gia súc; thịt gia cầm tươi sống; thuỷ sản tươi sống, rau đậu các loại … Mặc dù, giá xăng dầu liên tục giảm kể cả giảm giá cước vận tải nhưng cũng chưa tác động đến giá một mặt hàng thực phẩm chủ yếu.
+ Giá thịt súc tươi sống tăng 0,41% so với tháng trước, trong đó thịt heo tăng 0,35%; thịt bò tăng 0,56% so với tháng trước. Nguyên nhân do nhu cầu tăng trong khi nguồn cung có phần sụt giảm nên giá thịt lợn tiếp tục tăng 2.000-5.000 đồng/kg; giá lợn hơi bán mức giá 43.000-48.000 đồng/kg tăng từ 3.000-4.000 đồng/kg;
+ Giá thịt gia cầm tươi sống tăng 0,54% so với tháng trước; trong đó gà tươi sống tăng 1,35% so với tháng trước; nguyên nhân do nhu cầu tăng vì thời gian này đã vào mùa cưới;
+ Giá thuỷ sản tươi sống tăng 1,69% trong đó cá tươi tăng 1,95%; tôm tươi tăng 0,86%; thuỷ sản tươi sống khác tăng 1,09% so với tháng trước. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng người dân tăng, trong khi nguồn cung bị hạn chế do tình hình mưa bão.
+ Giá rau tươi tăng 0,97% so với tháng trước; trong đó bắp cải tăng 0,95%; su hào tăng 1,87%; khoai tây tăng 1,54%; rau muống tăng 4,96%; rau dạng quả, củ tăng 2,08%; rau tươi khác tăng 0,88% so với tháng trước. Nguyên nhân do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới mưa kéo dài làm thiệt hại lớn diện tích màu;
Giá nhóm hàng đồ uống và thuốc là tăng 0,26% so với tháng trước là do nhóm hàng rượu các loại tăng 1,43% so với tháng trước; nguyên nhân chủ yếu là do bước vào mùa lạnh nên nhu cầu tiêu dùng nhóm này tăng cao.
 May mặc, mũ nón, giày dép tăng (+0,25%) Chỉ số giá nhóm này tăng chủ yếu là nhóm quần áo may sẵn tăng 0,51% so với tháng trước; trong đó tăng chủ yếu là mặt hàng áo len trẻ em; quần áo trẻ em.
Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm (-1,33%).  Giá nước sinh hoạt giảm 0,16%; điện sinh hoạt giảm 0,20% so với tháng trước; nguyên nhân do nhu cầu sử dụng điện, nước trong tháng giảm do ảnh hưởng thời tiết; Giá gas đun tháng này giảm 7,65% so với tháng trước, nguyên nhân do tháng 12/2014 giá gas tiếp tục giảm 13.000 đồng/bình 12kg  so với tháng 11/2014;  Dầu hoả giảm 4,03% so với tháng trước, nguyên nhân do 2 đợt điều chỉnh giá dầu hoả vào ngày 22/11/2014 và ngày 06/12/2014 tổng cộng giá dầu hoả giảm là 730 đồng/lít;
Giá vật liệu xây dựng ổn định do tháng này đang là mùa mưa nên nhu cầu xây dựng chững lại.
Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng (+0,56%). Giá nhóm này tăng chủ yếu là do nhóm hàng đồ dùng trong nhà tăng 0,68%; trong đó, gương treo tường tăng 12,00%; giường, tủ , bàn, ghế tăng 2,30%; hàng thuỷ tinh, sành, sứ tăng 1,99%; chăn màn tăng 3,64% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng.
Thuốc và dịch vụ y tế ổn định. Giá nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế trong tháng này khá ổn định so với tháng trước.
Giao thông giảm (-3,57%). Chỉ số giá nhóm hàng giao thông giảm 3,57% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu là do nhóm hàng nhiên liệu giảm 6,40%; trong đó xăng dầu diezen giảm 7,13% so với tháng trước; là do ngày 22/11/2014 giá xăng giảm 1.140 đồng/lít; dầu diesel giảm 590 đồng/lít; ngày 06/12/2014 giá xăng giảm 320 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 240 đồng/lít.
 Văn hóa, giải trí và du lịch tăng nhẹ (+0,10%). Giá nhóm hàng này tăng chủ yếu là mặt hàng giải trí tăng 1,39% so với tháng trước; trong đó giá đồ chơi trẻ em tăng 1,39%; hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 3,32% so với tháng trước.
Hàng hóa và dịch vụ khác tăng (+0,22%). Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,22% so với tháng trước; nguyên nhân do nhóm dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,67% so với tháng trước.
Chỉ số giá vàng giảm (-0,22%). Giá vàng trong tháng biến động và giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. So với tháng trước, giá vàng giảm 0,22% và giá vàng bình quân trong tháng khoản 3.154.000 đồng/chỉ.
Chỉ số giá đô la Mỹ tăng (+0,41%). Từ tháng 10/2014 đến này giá đô la Mỹ biến động theo chiều hướng tăng, nhưng cũng ở trong biên độ nhỏ.
Chỉ  số giá tiêu dùng (CPI)  năm 2014 tăng 2,39% so với tháng 12 năm 2013, loại trừ hai nhóm dịch vụ y tế tăng kể từ ngày 01/01/2014 theo Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 10 năm 2012 và dịch vụ giáo dục tăng từ 01/9/2014 theo Quyết định 23/2014/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 6 năm 2014; thì CPI năm 2014 chỉ tăng 1,37% so với tháng 12 năm 2013.
CPI năm 2014 có 8 nhóm hàng hoá tăng và 3 nhóm hàng hoá giảm cụ thể như sau:
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,52%, trong đó lương thực tăng 4,26%; thực phẩm tăng 2,44%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,08%; đồ uống và thuốc lá tăng 4,54%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,41%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,68%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 12,56%; giáo dục tăng 5,21%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,35%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 2,57%. Nhóm hàng tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế nguyên nhân chủ yếu là do dịch vụ y tế tăng theo lộ trình từ năm 2013-2015; nhóm tăng thấp nhất là nhóm hàng hoá và dịch vụ khác và nhóm tăng cao nhất là dịch vụ y tế
- Bên cạnh đó, có 3 nhóm hàng giảm đó là nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 1,58% nguyên nhân do gas giảm 26,23%, dầu hoả giảm 12,48% còn vật liệu xây dựng tăng 6,18%, nước sinh hoạt tăng 9,97%, điện sinh hoạt tăng 4,64%; giao thông giảm 3,97%; bưu chính viễn thông giảm 0,16%.
- Giá vàng năm 2014 giảm mạnh 5,29%; đô la Mỹ thì tăng 1,23% so với tháng 12 năm 2013.
    Hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa: tháng 12 năm 2014 ước đạt 2.221,7 tỷ đồng, tăng 1,06% so với tháng trước và tăng 10,16% so với tháng cùng kỳ năm trước. So với tháng trước khu vực kinh tế nhà nước tăng 2,55% tăng cao hơn so với mức chung, kinh tế cá thể tăng 0,92% và kinh tế tư nhân tăng 0,92%. Xét theo nhóm ngành thì có một số nhóm ngành hàng tăng cao hơn so với mức tăng chung: phương tiện đi lại  tăng 6,08%, xăng dầu các loại tăng 6,75%, nhiên liệu khác tăng 2,16%, đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 10,88%... Bên cạnh đó, một số nhóm ngành hàng giảm: vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 1,54%, nhóm hàng hóa khác giảm 14,19% (giảm chủ yếu ở thành phần kinh tế nhà nước), nhóm sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy giảm 18,63% (giảm ở thành phần kinh tế cá thể)
Cả năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 25.723,7 tỷ đồng, tăng 13,29% so với năm 2013. Trong đó thành phần kinh tế nhà nước ước đạt 2.005,2 tỷ đồng, kinh tế cá thể ước đạt 17.778,3 tỷ đồng, kinh tế tư nhân ước đạt 5.940,2 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động bán buôn tháng 12 năm 2014 ước đạt 2.399,3 tỷ đồng tăng 0,38% so với tháng trước và tăng 25,92% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó các nhóm ngành hàng tăng cao: gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,17%, phân bón thuốc trừ sâu tăng 22,67%, phương tiện đi lại tăng 6,18%,… Cả năm 2014 doanh thu hoạt động bán buôn ước đạt 29.338 tỷ đồng, tăng 37,4% so với năm 2013.
Doanh thu hoạt động dịch vụ: tháng 12 năm 2014, doanh thu hoạt động dịch vụ ước đạt 117 tỷ đồng, giảm 2,11% so với tháng trước (nguyên nhân công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Quảng Ngãi dự ước doanh thu giảm 16,13%).
Cả năm 2014 doanh thu hoạt động dịch vụ ước đạt 1.434,5 tỷ đồng. Trong đó: thành phần kinh tế nhà nước ước đạt 220,6 tỷ đồng, kinh tế cá thể ước đạt 687,8 tỷ đồng, kinh tế tư nhân ước đạt 525,6 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành: tháng 12 năm 2014, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 527,1 tỷ đồng, tăng 1,17% so với tháng trước, và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 35,8 tỷ đồng, tăng 3,35% so với tháng 11/2014; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 490,7 tỷ đồng, tăng 1%; doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỡ trợ du lịch ước đạt 0,48 tỷ đồng, tăng  14,29%. Cả năm 2014, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 6.096,4 tỷ đồng, tăng 12,07% so với năm 2013. Trong đó: lưu trú và ăn uống tăng 12,08%, du lịch lữ hành tăng 5,56%.
Xuất khẩu hàng hoá tháng 12 năm 2014 ước tính đạt 20.694 ngàn USD giảm 12,37% (2.920 ngàn USD); khu vực FDI ước đạt 5.276 ngàn USD, tăng 111,72% (2.7849 ngàn USD), khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 5.995 ngàn USD giảm 38,39% (3.735 ngàn USD); khu vực kinh tế Tư nhân ước đạt 9.423 ngàn USD giảm 17,28% (1.969 ngàn USD) so với tháng 11 năm 2014. Kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn tăng, giảm so với tháng trước như: hàng thuỷ sản tăng 3,89% (38 ngàn USD); tinh bột mì giảm 16,84% (936 ngàn USD), xăng dầu các loại giảm 29,09% (2.215  ngàn USD), sản phẩm bằng gỗ tăng 2,49% (2 ngàn USD), hàng dệt may giảm 1,69% (15 ngàn USD), điện thoại các loại và linh kiện giảm 7,33% (47 ngàn USD), máy móc thiết bị tăng 2.744 ngàn USD, nguyên nhân chủ yếu là do Công ty TNHH Công nghiệp nặng DOOSAN trong tháng 12/2014 dự kiến xuất khẩu mặt hàng Hệ thống dẫn gas cho nồi hơi cho Libya với giá trị 2.251 ngàn USD. So với tháng 12 năm 2013, kim ngạch xuất khẩu giảm 46,68% (18.114 ngàn USD), khu vực FDI giảm 68,02% (11.224 ngàn USD), khu vực kinh tế trong tỉnh giảm 30,89% (6.890 ngàn USD). Nguyên nhân chủ yếu là do tháng 12/2013 Công ty TNHH Công nghiệp nặng DOOSAN đã xuất khẩu đạt 15.580 ngàn USD. Kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước như: hàng thuỷ sản giảm 10,74% (122 ngàn USD); tinh bột mì giảm 47,52% (4.186 ngàn USD), xăng dầu các loại giảm 25,08% (1.808 ngàn USD), sản phẩm bằng gỗ giảm 72,82% (552 ngàn USD), hàng dệt may tăng 3,07% (26 ngàn USD), điện thoại các loại và linh kiện giảm 62,81% (1.003 ngàn USD), máy móc thiết bị giảm 71,51% (11.141 ngàn USD); dăm gỗ tăng 27,83% (736 ngàn USD).
 - Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2014 ước đạt 663.565 ngàn USD, tăng 30,42% (154.784 ngàn USD) so với năm 2013; trong đó, khu vực FDI ước đạt 366.972 ngàn USD, tăng 34,51% (94.146 ngàn USD), khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 118.317 ngàn USD tăng 33,64% (29.784 ngàn USD); khu vực kinh tế Tư nhân ước đạt 178.276 ngàn USD tăng 30,93% (30.854 ngàn USD). Kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng so với năm trước là do một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao lại có kim ngạch xuất khẩu tăng như: thuỷ sản 27,61% (2.819 ngàn USD), bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 1,33% (42 ngàn USD); xăng dầu 36,01% (24.577 ngàn USD); sản phẩm bằng gỗ tăng 3,16% (109 ngàn USD); hàng dệt may 27,51% (3.947 ngàn USD); máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng tăng 33,54% (89.576 ngàn USD); sản phẩm dăm gỗ tăng 60,21% (35.285 ngàn USD). Riêng tinh bột sắn giảm 4,82% (2.640 ngàn USD).
Nhập khẩu hàng hoá tháng 12 năm 2014 ước tính đạt 67.489 ngàn USD, giảm 16,04% (13.815 ngàn USD) so với tháng 11 năm 2014; trong đó, khu vực FDI ước đạt 4.772 ngàn USD giảm 60,37% (7.271 ngàn USD), khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 61.368 ngàn USD giảm 19,72% (15.078 ngàn USD); khu vực kinh tế Tư nhân ước đạt 1.349 ngàn USD tăng 17,01% (200 ngàn USD). So với tháng 12 năm 2013 giảm 40,45% (99.337 ngàn USD); nguyên nhân chủ yếu là do Công ty TNHH 1 TV Lọc hoá dầu Bình Sơn tháng này nhập khẩu mặt hàng dầu thô với trị giá ước đạt 60.000 ngàn USD, giảm 62,03% (98.026 ngàn USD) so với cùng kỳ năm trước.
- Kim ngạch nhập khẩu  năm 2014 ước đạt 725.455 ngàn USD, giảm 36,96% (425.312 ngàn USD); nhập khẩu của các khu vực đều giảm, cụ thể khu vực kinh tế Nhà nước giảm 41,66% (399.627 ngàn USD), khu vực kinh tế Tư nhân giảm 33,18% (11.040 ngàn USD); khu vực khi tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm 9,07% (14.245 ngàn USD) so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất giảm như sau: Dầu thô giảm 43,41% (414.696 ngàn USD), sắt thép giảm 33,57% (46.203 ngàn USD), hàng hoá khác giảm 79,66% (4.880 ngàn USD). Bên cạnh đó, một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng như: Vải các loại tăng 51,92% (4.362 ngàn USD), máy móc thiết bị phụ tùng tăng 22,72% (9.819 ngàn USD).
Tóm lại, kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2014 chủ yếu do Công ty TNHH 1 TV Lọc hoá dầu Bình Sơn và Công ty TNHH Công nghiệp nặng DOOSAN. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2014 của 2 công ty này ước đạt 456.390 ngàn USD (chiếm 68,78% tổng kim ngạch xuất khẩu) và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 680.357 ngàn USD (chiếm 93,78% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh).

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1544

Tổng số lượt xem: 485984

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready