Truy cập nội dung luôn

Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2020

30/06/2020 09:25    530

Kinh tế - xã hội tỉnh ta những tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với những yếu tố bất lợi. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ, giá dầu thô giảm mạnh, chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn tiếp diễn, căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Iran, cùng với biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta. Trong nước và tỉnh ta, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội với những thành tựu đã đạt được của năm 2019, dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành bị chậm lại, thậm chí có ngành, lĩnh vực bị suy giảm.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Trong tỉnh, Lãnh đạo địa phương đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của cấp trên về phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ngày 13/3/2020, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19, tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm 2020 như sau:
1. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 26.250,05 tỷ đồng, đạt 44,1% kế hoạch năm, tăng 0,72% so cùng kỳ năm 2019; trong đó khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) đạt 4.384,02 tỷ đông, tăng 1,93%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) đạt 14.287,12 tỷ đông, tăng 4,22%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm, riêng công nghiệp đạt 13.050,64 tỷ đông, tăng 5,69%, đóng góp 2,70 điểm phần trăm ; khu vực III (dịch vụ) đạt 7.578,92 tỷ đồng, giảm 5,88%, đóng góp -1,82 điểm phần trăm . Nguyên nhân GRDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng thấp so cùng kỳ năm trước chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành bị chậm lại, trong đó các ngành thuộc khu vực dịch vụ chịu tác động mạnh nhất, dẫn đến khu vực này tăng trưởng âm.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 7.916,57 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 47,8% kế hoạch năm. Trong đó, GTSX nông nghiệp đạt 4.138,85 tỷ đồng, tăng  0,5%; lâm nghiệp đạt 427,57 tỷ đồng, giảm 9,5%; thuỷ sản đạt 3.350,15 tỷ đồng, tăng 8,6%.
- Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt vụ Đông Xuân đạt 42.665 ha, giảm 0,3% (144 ha) so với cùng vụ năm 2019; sản lượng ước đạt 258.086 tấn, giảm 0,7% (1.713 tấn). Trong đó, diện tích lúa đạt 38.027,1 ha, giảm 0,4% (148,1 ha) ; năng suất ước đạt 60,7 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 230.661,5 tấn, giảm 0,8% (1.781,4 tấn). Diện tích ngô đạt 4.637,8 ha, tăng 0,1%; năng suất ước đạt 59,1 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 27.424,6 tấn, tăng 0,3% (69 tấn). 
Diện tích rau các loại ước đạt 6.725,8 ha, giảm 1,8% (124 ha); năng suất ước đạt 168,0 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 113.018,8 tấn, giảm 0,7% (846,9 tấn) so với cùng kỳ năm 2019. Diện tích đậu các loại ước đạt 1.812,7 ha, giảm 1,5% (26,9 ha); năng suất ước đạt 21,6 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 3.906,5 tấn, giảm 0,6% (23,9 tấn).
Sản xuất vụ Hè Thu năm 2020 tính đến ngày 15/5, cây lúa gieo sạ đạt 6.521,8 ha, gấp 11 lần cùng vụ Hè Thu năm 2019, nguyên nhân do vụ đông xuân năm nay người dân thu hoạch sớm; cây ngô gieo trồng đạt 200 ha, tăng 66,7% (80 ha); diện tích rau đạt 1.788 ha, giảm 0,6% (10 ha); diện tích đậu đạt 1.422 ha, tương đương cùng kỳ năm trước.
- Về chăn nuôi: Ước tính tại thời điểm ngày 01/7/2020, đàn trâu toàn tỉnh có 69.322 con, giảm 1,0% so với cùng thời điểm năm 2019; đàn bò có 279.567 con, tăng 0,7%; đàn lợn có 385.882 con, tăng 6,6%; đàn gia cầm có 5.561 ngàn con, tăng 8,0%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước đạt 40.875 tấn, tương đương cùng kỳ năm trước. Hình thức chăn nuôi chuyển dần từ nhỏ lẻ trong nông hộ sang hình thức chăn nuôi nông gia trại, trang trại.
- Về lâm nghiệp: Ước tính 6 tháng đầu năm, diện tích trồng rừng tập trung đạt 6.513 ha, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng ước đạt 657.097 m3, giảm 17,3%. 
Trong 5 tháng đầu năm, phát hiện 142 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng 53 vụ so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, có 3 vụ cháy rừng với diện tích bị cháy là 3,97 ha; có 17 vụ phá rừng làm nương rẫy, với diện tích rừng bị phá là 10,52 ha, tăng 11 vụ so với cùng kỳ năm 2019. Qua đó, thu giữ 31,11 m3 gỗ tròn và 77,85 m3 gỗ xẻ; thu nộp ngân sách Nhà nước 668,77 triệu đồng. 
- Thủy sản: Sản lượng thủy sản ước đạt 143.525 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 66,2% kế hoạch năm. Trong đó, thủy sản khai thác ước đạt 140.235 tấn, tăng 3,1%; sản lượng nuôi trồng 3.290 tấn, tăng 27,6%, trong đó, sản lượng tôm ước đạt 2.357 tấn, tăng 11,5%. 
3. Sản xuất công nghiệp
 Sản xuất công nghiệp từ đầu năm đến cuối tháng Tư chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, sau khi có lệnh dỡ bỏ cách ly xã hội do dịch Covid-19 được công bố vào cuối tháng 4/2020, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn đã từng bước được khắc phục, trong đó hai sản phẩm có tỷ trọng lớn (chiếm trên 82% trong tổng GTSX toàn ngành công nghiệp) vẫn duy trì được mức độ sản xuất là: Sản phẩm lọc hóa dầu chỉ giảm 1.567 tấn so với cùng kỳ năm trước và sản phẩm sắt, thép tăng 529.556 tấn (do tháng 01 và 02 năm 2019 chưa có sản phẩm và sản lượng của các tháng tiếp theo còn ở mức thấp).
Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 63.099,3 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 6,9% so cùng kỳ năm trước và đạt 44,9% KH năm. Trong đó, công nghiệp lọc hoá dầu đạt 44.533,2 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước và đạt 56,2% KH năm; công nghiệp còn lại đạt 18.566,1 tỷ đồng, tăng 28,4% và đạt 30,4% KH năm. 
Giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp không có dầu 6 tháng đầu năm 2020 tăng cao chủ yếu là do năm nay Công ty cổ phần Thép Hoà Phát Dung Quất đã cho ra sản phẩm ổn định và cao hơn các tháng cùng kỳ năm trước.  
Một số sản phẩm công nghiệp dự kiến tăng khá so 6 tháng cùng kỳ năm trước như: Nước khoáng và nước tinh khiết đạt 56.360 ngàn lít, tăng 8,3%, đạt 51,2 KH; đá khai thác đạt 725,1 ngàn m3, tăng 24,7%, đạt 60,4% KH; tinh bột mỳ trên địa bàn đạt 28.990 tấn, tăng 15,3%, đạt 52,7% KH; cuộn cảm đạt 49.441 ngàn cái, tăng 18,9%, đạt 58,2% KH; giày da các loại đạt 3.408 ngàn đôi, tăng 12,0%, đạt 56,8% KH; sản phẩm mới thép xây dựng ước đạt 709 ngàn tấn, tăng 294,5%, song chỉ đạt 20,3% KH. Riêng sản phẩm lọc hoá dầu đạt 3.399.583 tấn, tương đương cùng kỳ năm trước; 
Một số sản phẩm đạt thấp và giảm mạnh so cùng kỳ năm trước như: Thủy sản chế biến đạt 4.877 tấn, giảm 14,9%; đường trên địa bàn tỉnh đạt 2.562 tấn, giảm 73,6%; bia các loại đạt 68.931 ngàn lít, giảm 24,1%; quần áo may sẵn đạt 6.067 ngàn cái, giảm 11,1%; gạch xây dựng đạt 185.646 ngàn viên, giảm 20,2%; phân bón đạt 16.871 tấn, giảm 16,0%; bánh kẹo các loại đạt 5.370 tấn, giảm 15,5%; sữa các loại trên địa bàn đạt 38.795 ngàn lít, giảm 19,8%; dăm gỗ nguyên liệu giấy đạt 414.486 tấn, giảm 28,0%; điện sản xuất đạt 118,39 triệu Kwh, giảm 50,2%; tai nghe đạt 1.966 ngàn cái, giảm 79,1%.
4. Đầu tư, xây dựng  
Trong 6 tháng đầu năm, tình hình thời tiết thuận lợi cho công tác thi công xây lắp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện và đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, dự án trọng điểm trên địa bàn, kịp thời báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các chủ đầu tư. Sau khi có lệnh dỡ bỏ cách ly xã hội do dịch Covid-19 được công bố vào cuối tháng 4/2020, tiến độ thực hiện các dự án đã có phần khởi sắc hơn.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 9.569,7 tỷ đồng, giảm 55,2% so cùng kỳ năm trước, đạt 34,18% KH năm. Bao gồm: Vốn Nhà nước trên địa bàn 2.285,2 tỷ đồng, tăng 3,8%, trong đó: vốn ngân sách nhà nước 2.239,6 tỷ đồng, tăng 18,2% (Trung ương quản lý: 7,5 tỷ đồng, địa phương quản lý: 2.23,1 đồng); vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước 43,9 tỷ đồng, giảm 81,8%; Vốn ngoài nhà nước ước đạt 6.921,0 tỷ đồng, giảm 57,8%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 363,5 tỷ đồng, giảm 86,8%.
5. Thương mại, dịch vụ, giá cả
5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 25.638,5 tỷ đồng, giảm 6,77% so với cùng kỳ 2019, đạt 42,79% so với kế hoạch năm. Chia ra: tổng mức bán lẻ ước đạt 20.274,2 tỷ đồng, tăng 0,24%; dịch vụ lưu trú đạt 107,6 tỷ đồng, giảm 38,26%; dịch vụ ăn uống đạt 3.632,6 tỷ đồng, giảm 28,73%; dịch vụ du lịch lữ hành đạt 2,7 tỷ đồng, giảm 55,24%; dịch vụ tiêu dùng khác còn lại ước đạt 1.621,4 tỷ đồng, giảm 18,87% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước và đạt thấp so với kế hoạch năm là do dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ cuối tháng Một, đến tháng Ba bùng phát mạnh trên toàn thế giới, Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch bệnh như ban hành Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg nên các ngành dịch vụ đều giảm mạnh so với cùng kỳ, đặc biệt là các ngành lưu trú, ăn uống và lữ hành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Sau thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động lưu thông hàng hóa cũng như các dịch vụ tiêu dùng đã trở lại bình thường, các cửa hàng, các cơ sở bán lẻ đã mở cửa hoạt động trở lại góp phần ổn định kinh tế trong tình hình diễn biến mới của dịch bệnh. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh trong thời gian dài, việc làm và thu nhập của một bộ phận người dân bị ảnh hưởng nên mức độ tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của người dân vẫn còn khá dè dặt.
 
5.2. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 giảm 0,19% so với tháng trước; giảm 1,60% so với tháng 12 năm trước; tăng 1,76% so với cùng tháng năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm 2020 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức giảm 0,19% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2020 so với tháng trước có 4/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá giảm, gồm: May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,32%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,07%; giao thông giảm 3,14%, đây là nhóm có chỉ số giá giảm mạnh nhất; bưu chính viễn thông giảm 0,17%. Có 7/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng nhẹ hoặc giữ ổn định: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% (lương thực giảm 0,01%, thực phẩm tăng 0,71%; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,53%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,40%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giáo dục giảm không tăng không giảm; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,07%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,21%. 
CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 4,18% so với bình quân cùng kỳ năm 2019, trong đó có 8/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,56%, đây là mức tăng khá cao (trong đó, lương thực giảm 0,60%, thực phẩm tăng 11,18%; ăn uống ngoài gia đình tăng 6,54%); đồ uống và thuốc lá tăng 1,98%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 3,27%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,57%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,30%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,73%; giáo dục tăng 4,09%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 3,47%. Có 3/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Giao thông giảm 9,95%; bưu chính viễn thông giảm 0,27%; hàng hoá và dịch vụ khác giảm 2,99%.
 Chỉ số giá vàng tháng 5/2020 tăng 1,21% so với tháng trước; tăng 16,93% so với tháng 12 năm trước; tăng 31,20% so với cùng tháng năm trước; bình quân 5 tháng tăng 23,73% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2020 tăng 0,68% so với tháng trước; tăng 1,05% so với tháng 12 năm trước; tăng 0,54% so với cùng tháng năm trước; bình quân 5 tháng tăng 0,21% so cùng kỳ năm trước.
5.3. Hoạt động vận tải (không kể vận tải đường sắt)
Vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 2.887 nghìn lượt khách với mức luân chuyển 686.325 nghìn lượt khách.km, giảm tương ứng 16,59% và 14,02% so với cùng kỳ 2019, tương ứng đạt 39,47% và 41,27% kế hoạch năm; trong đó: vận tải đường bộ ước đạt 2.727 nghìn lượt khách với mức luân chuyển 681.797 nghìn lượt khách.km, giảm tương ứng 15,29% và 13,86%; vận tải đường biển đạt 161 nghìn lượt khách với mức luân chuyển 4.529 nghìn lượt khách.km, giảm tương ứng 33,84% và 32,80%.
 Vận tải hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 6.124 nghìn tấn với mức luân chuyển 975.433 nghìn tấn.km, giảm tương ứng 7,60% và 7,11% so với cùng kỳ 2019, tương ứng đạt 43,96% và 43,45% kế hoạch năm; trong đó: vận tải đường bộ đạt 6.043 nghìn tấn với mức luân chuyển 973.010 nghìn tấn.km, giảm tương ứng 7,56% và 7,10%; vận tải đường biển đạt 80 nghìn tấn với mức luân chuyển 2.424 nghìn tấn.km, giảm tương ứng 10,61% và 10,02%.
Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1.885,1 tỷ đồng, giảm 10,29% so với cùng kỳ 2019, đạt 42,24% kế hoạch năm; trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 504,2 tỷ đồng, giảm 13,55%; vận tải hàng hóa ước đạt 1.000,3 tỷ đồng, giảm 5,31%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 380,6 tỷ đồng, giảm 17,57%.
Nguyên nhân hoạt động vận tải, kho bãi 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước và đạt thấp so với kế hoạch năm là do tình hình dịch bệnh Covid-19 và Chính phủ đã có những biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh như ban hành Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg nên hoạt động vận tải 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đặc biệt là vận tải hành khách rất thấp. Vận tải hành khách đường biển chỉ phục vụ đi lại cho người dân trên đảo Lý Sơn trong hai tháng: tháng 3 và tháng 4 nên hoạt động vận tải hành khách giảm mạnh so với cùng kỳ. Sang tháng 5, tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát trong cả nước nên các hoạt động trở lại bình thường nhưng nhu cầu đi lại của người dân so với cùng kỳ năm trước giảm hơn. Bên cạnh đó, do dịch bệnh nên nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm dẫn đến hoạt động vận tải hàng hóa và hỗ trợ vận tải cũng giảm so với cùng kỳ.
6. Một số tình hình xã hội
6.1. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm 
Bệnh sốt xuất huyết: Số ca mắc trong tháng 80 ca, giảm 11 ca so tháng trước. Xét nghiệm: 01 mẫu, âm tính. Không tử vong. Bệnh tay chân miệng: Số ca mắc 19 ca; Cúm 260 ca, Lỵ amíp 13 ca, Lỵ trực trùng 17 ca, Quai bị 01 ca, Thủy đậu 13 ca, Tiêu chảy 432 ca; Viêm não vi rút 02 ca; Sốt phát ban nghi Sởi 02 ca, Ho gà 01 ca; Covid-19: 0 ca.
Ngộ độc thực phẩm: Ngày 02/5/2020, trên địa bàn thôn Tà Dô - xã Sơn Tân - huyện Sơn Tây đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm. Trước đó, vào lúc 23 giờ ngày 01/5/2020, nhà ông Đinh Văn Tuân – thôn Tà Dô – xã Sơn Tân - huyện Sơn Tây có tổ chức bữa ăn tối với món ăn chế biến từ nấm lạ. Đến luacs 6 giờ 00 phút ngày 02/5/2020 thì 03 người có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, sốt và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà. Ngày 03/5/2020 chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, ngày 04/5/2020 chuyển tuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Đến 19 giờ 45 phút ngày 10/5/2020, cả 03 bệnh nhân đã tử vong tại Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Căn nguyên: Nghi ngờ ngộ độc do độc tố tự nhiên từ nấm độc.
6.2. Hoạt động văn hoá, thể thao
Đầu năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi có thêm  hai di tích cấp tỉnh, hai di tích cấp quốc gia (thắng cảnh núi Giếng Tiền và thắng cảnh núi Thới Lới, huyện Lý Sơn). Hiện nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai nhiệm vụ xây dựng các hồ sơ di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp tỉnh năm 2020. Triển khai công tác xây dựng đề cương trưng bày chuyên đề ”Một số hình ảnh, tư liệu từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIV, nhiệm kỳ 1991-1995 đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
Triển khai tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử - chính trị - xã hội trong 6 tháng đầu năm: mừng Đảng - mừng Xuân Canh Tý 2020; kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020) và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng - mừng Xuân Canh Tý 2020 được tổ chức hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh đã thực hiện chương trình nghệ thuật ca múa nhạc biểu diễn phục vụ Nhân dân vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo trong tỉnh trước, trong Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Triển khai kế hoạch để sẵn sàng tổ chức các giải thể thao đã tạm hoãn trong thời gian qua do dịch Covid-19 như: Ngày chạy Olympic toàn dân năm 2020; giải Bóng đá truyền thống ngành Du lịch; giải Bóng chuyền Nông dân tranh Cúp Bông lúa vàng tỉnh Quảng Ngãi năm 2020; giải Việt dã ”Cùng Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng” tỉnh Quảng Ngãi năm 2020; Hội thao các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi năm 2020; giải Bóng chuyền nữ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ II- năm 2020... Tham gia giải vô địch Việt dã toàn quốc leo núi Bà Rá lần thứ 26, kết quả đạt 01 huy chương Đồng đồng đội nữ và đạt giải Nhì toàn đoàn.
6.3. Tình hình tai nạn giao thông 
Tình hình tai nạn giao thông trong tháng (tính từ ngày 15/4/2020 đến 14/5/2020), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 21 vụ TNGT, chết 13 người, bị thương 27 người, thiệt hại tài sản trị giá khoảng 86.000.000đ. So với tháng 5/2019: Giảm 06 vụ, tăng 07 người chết, giảm 01 người bị thương; so với tháng 4/2020: Tăng 05 vụ, tăng 04 người chết, tăng 14 người bị thương. Cụ thể: 
- TNGT đường bộ: Xảy ra 21 vụ TNGT, chết 13 người, bị thương 27 người, bao gồm:
+ TNGT hậu quả ít nghiêm trọng trở lên: Xảy ra 12 vụ, chết 13 người, bị thương 13 người, thiệt hại tài sản khoảng 53.000.000đ. So với tháng 5/2019: Tăng 06 vụ, tăng 07 người chết, tăng 13 người bị thương; so với tháng 4/2020: Tăng 04 vụ, tăng 04 người chết, tăng 11 người bị thương.  
+ Va chạm giao thông: Xảy ra 09 vụ, bị thương 14 người, thiệt hại tài sản khoảng 33.000.000đ. So với tháng 5/2019: Giảm 12 vụ, giảm 14 người bị thương; so với tháng 4/2020: Tăng 01 vụ, tăng 03 người bị thương.
- TNGT đường sắt: Không xảy ra (So với tháng 5/2019 và tháng 4/2020: Không tăng, không giảm).
- TNGT đường thủy nội địa: Không xảy ra (So với tháng 5/2019 và tháng 4/2020: Không tăng, không giảm).
Tính chung 5 tháng đầu năm (từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/5/2020), toàn tỉnh đã xảy ra 90 vụ TNGT, chết 54 người, bị thương 91 người. Cụ thể:
- TNGT đường bộ: Xảy ra 89 vụ TNGT, chết 53 người, bị thương 91 người, bao gồm:
+ TNGT hậu quả ít nghiêm trọng trở lên: Xảy ra 48 vụ, chết 53 người, bị thương 35 người.  
+ Va chạm giao thông: Xảy ra 41 vụ, bị thương 56 người.
- TNGT đường sắt: Xảy ra 01 vụ, chết 01 người.
- TNGT đường thủy nội địa: Không xảy ra.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1539

Tổng số lượt xem: 479744

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready