Truy cập nội dung luôn

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

18/02/2014 12:00    3486

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH


   TỔNG CỤC THỐNG KÊ                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NGÃI                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                      

             Số  378 /CTK                         Quảng Ngãi, ngày 19  tháng 9 năm 2008

 

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA

CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ THỂ NĂM 2008

                                       Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

         

 

Thực hiện Quyết định số 835/QĐ-TCTK ngày 03/9/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành phương án điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể năm 2008. Cục Thống kê Quảng Ngãi ban hành kế hoạch điều tra để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh:

 

I. Môc ®Ých ®iÒu tra :

Thu thập một số thông tin về cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế năm 2008 (trừ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản) nhằm:

- Tính c¸c chỉ tiêu thống kê phản ánh sè l­îng và kết quả hoạt động của khu vực sản xuất kinh doanh cá thể (trừ nông, lâm nghiệp và thủy sản);

- Đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ nghiên cứu, quản lý, hoạch định chính sách phát triển khu vực sản xuất kinh doanh cá thể nói chung và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói riêng.

II. §èi t­îng, ®¬n vÞ, ph¹m vi  ®iÒu tra:

1. Đối tượng điều tra

Là các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) cá thể hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế trừ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (gọi tắt là các cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp) có đến thời điểm 1/10/2008, kể cả các cơ sở tạm thời đóng cửa tại thời điểm điều tra vì lý do thời vụ hoặc các lý do khác. Những cơ sở hoạt động tại địa bàn sau ngày 01/10/2008 sẽ không điều tra. 

2. Đơn vị điều tra

Là các cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp, định nghĩa như sau:

- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong tất cả các ngành kinh tế; có lao động chuyên nghiệp thực hiện công việc SXKD tại đó;

- Thuộc sở hữu của một người, một nhóm người hoặc một gia đình; chưa đăng ký hoạt động theo loại hình doanh nghiệp;

- Có địa điểm xác định;

- Có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh (khái niệm cơ sở SXKD cá thể hoàn toàn thống nhất với khái niệm trong Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2007).

 Mỗi cơ sở SXKD cá thể trong cuộc điều tra này được xếp vào một ngành trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007.

3. Phạm vi điều tra:  Gồm 2 phần:

3.1. Điều tra mẫu về số lượng cơ sở SXKD cá thể (Phần I):

Mỗi huyện, TP trên phạm vi cả tỉnh chọn một số xã, phường đại diện làm địa bàn điều tra số lượng cơ sở SXKD cá thể. ( Căn cứ vào số lượng các cơ sở SXKD cá thể và số xã/phường thực tế điều tra trong Tổng điều tra CSKTHCSN năm 2007 để đưa vào danh sách chọn xã/phường cần thiết theo quy định). Theo phương án TCTK, tỉnh Quảng Ngãi chọn 64 xã, phường, thị trấn điều tra mẫu số lượng cơ sở SXKD cá thể năm 2008. Tại các xã, phường, thị trấn mẫu, tiến hành điều tra toàn bộ các cơ sở SXKD cá thể thuộc đối tượng điều tra ( Xem phụ lục 01 ).

3.2. Điều tra mẫu về kết quả sản xuất kinh doanh (Phần II):

Mẫu điều tra kết quả SXKD năm 2008 đại diện theo ngành kinh tế và theo tỉnh, thành phố trên cơ sở mẫu điều tra số lượng năm 2008. Theo quy định của Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi thuộc nhóm tỉnh loại II được chọn 25 xã, phường, thị trấn để lập dàn mẫu điều tra kết quả năm 2008 ( Năm 2007 là 20 xã, phường,thị trấn). (Xem phụ lục 02 )

III.   NỘI DUNG ĐIỀU TRA

1. Phần I: Thu thập những thông tin cơ bản về cơ sở SXKD cá thể tại các xã, phường được chọn điều tra mẫu số lượng cơ sở, gồm các chỉ tiêu sau: Tên cơ sở, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tổng số lao động, lao động nữ tại thời điểm điều tra.( So với điều tra cá thể 2006 không có cột đăng ký kinh doanh và nộp thuế VAT).

2. Phần II: Thu thập thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở SXKD cá thể thuộc mẫu điều tra, gồm các chỉ tiêu sau: ngoài các chỉ tiêu nhận dạng cơ sở, sẽ tập trung điều tra về các chỉ tiêu: thu nhập, nguồn vốn, tài sản cố định, doanh thu, nộp ngân sách, công nghệ thông tin, sản phẩm sản xuất của ngành công nghiệp, khối lượng vận chuyển của ngành vận tải và một số chỉ tiêu trị giá vốn kinh doanh, cơ sở lưu trú v.v… của ngành thương mại.

Lưu ý: Năm nay không điều tra chi phí.

Nội dung điều tra được thể hiện trong các loại phiếu thu thập thông tin sau:

- Phiếu 01/CT-SL: Phiếu thu thập thông tin về số lượng và lao động của các cơ sở cá thể có đến 1/10/2008;

- Phụ biểu 01a/CT-SL: Tổng hợp số lượng cơ sở cá thể trên địa bàn xã/ phường.

- Phiếu 02/CT-CN: Phiếu thu thập thông tin về cơ sở cá thể hoạt động công nghiệp.

- Phiếu 03/CT-VT: Phiếu thu thập thông tin về cơ sở cá thể hoạt động vận tải, kho bãi.

- Phiếu 04/CT-TMDV: Phiếu thu thâp thông tin về cơ sở cá thể hoạt động thương mại, khách sạn, ăn uống, viễn thông, du lịch và dịch vụ khác. 

IV. THỜI  ĐIỂM ĐIỀU TRA VÀ THỜI KỲ THU THẬP SỐ LIỆU

- Thời điểm điều tra: Điều tra từ ngày 01/10/2008.

- Thời kỳ thu thập số liệu: thu thập số liệu 9 tháng đầu năm và ước 3 tháng cuối năm 2008 tuỳ theo từng chỉ tiêu khác nhau.

V.  PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến cơ sở phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở hoặc người quản lý để điền thông tin vào phiếu điều tra. Ngoài phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở, điều tra viên phải quan sát qui mô hoạt động của cơ sở để tính toán và ước lượng số liệu sát với thực tế kinh doanh của cơ sở. Đồng thời tham khảo thêm thông tin khác từ tài liệu của các cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế, quản lý thị trường... để có các thông tin đầy đủ nhất về các cơ sở SXKD cá thể trên từng địa bàn điều tra.

1- Điều tra số lượng cơ sở theo Qui trình sau

- Xác định địa bàn điều tra số lượng cơ sở SXKD cá thể:

Tại các xã/phường/thị trấn  đã được chọn vào mẫu điều tra, điều tra viên phải phối hợp chặt chẽ với cán bộ xã/phường/thị trấn để xác định vị trí, ranh giới địa bàn điều tra. Cần quan sát kỹ, phát hiện đầy đủ số lượng các cơ sở SXKD cá thể hoạt động tại địa bàn điều tra; đặc biệt những đơn vị điều tra ở khu vực giáp ranh giữa các địa bàn điều tra, giữa chợ với đường phố; đơn vị điều tra trong các tòa nhà cao tầng; các đơn vị điều tra tại nơi ở của hộ gia đình (vừa là nhà ở vừa là nơi kinh doanh), những địa điểm có nhiều cơ sở cùng kinh doanh; các cơ sở hoạt động kinh doanh đặc thù, như cơ sở vận tải, cơ sở xây dựng cá thể (xác định theo địa chỉ cư trú của chủ cơ sở); nhà cho thuê (xác định theo địa chỉ nhà cho thuê); các cơ sở tạm ngừng do thời vụ hoặc các lý do khác.

`        - Phải điều tra thực tế tại địa bàn xã/phường/thị trấn để tránh tính trùng và bỏ sót đơn vị điều tra, điều tra viên cần xác định hướng đi điều tra hợp lý đảm bảo nguyên tắc thứ tự, lần lượt không bỏ cách, tránh trùng sót. Ở khu vực thành thị, đi lần lượt từ cơ sở đầu tiên ở bên lẻ, sau đó đến bên chẵn của đường phố. Nếu địa bàn điều tra là thôn, ấp, điều tra viên nên đi lần lượt từ cơ sở đầu thôn đến cơ sở cuối thôn. Nếu địa bàn điều tra là chợ, trung tâm thương mại… điều tra viên cần đi theo từng dãy kinh doanh nhóm mặt hàng để phỏng vấn trực tiếp từng cơ sở SXKD cá thể. Nếu trong xã/phường/thị trấn mẫu có siêu thị, trung tâm thương mại, phải điều tra các cơ sở cá thể thuê địa điểm để SXKD (nếu có).

2. Điều tra kết quả sản xuất kinh doanh

- Đối với các cơ sở SXKD cá thể thực hiện chế độ kế toán cần đảm bảo tính thống nhất giữa số liệu do chủ cơ sở cung cấp và sổ sách kế toán của cơ sở.

- Đối với các cơ sở SXKD nhỏ không có hệ thống sổ sách kế toán thống kê, điều tra viên cần giải thích rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu nội dung của từng chỉ tiêu để người trả lời đưa ra những câu trả lời đúng; đồng thời chú ý ước tính trên cơ sở quan sát thực tế hoạt động SXKD, cơ sở vật chất kỹ thuật tại cơ sở, để kiểm chứng thông tin số liệu do chủ cơ sở cung cấp.

* Quy trình và phương pháp chọn mẫu điều tra số lượng và mẫu điều tra kết quả các cơ sở SXKD cá thể được thực hiện theo phương án năm2008 của TCTK. Tuy nhiên, phòng Thống kê các huyện,TP cần tiến hành rà soát kỹ lại danh sách mẫu điều tra kết quả các cơ sở SXKD. Trong quá trình điều tra  thực tế tại cơ sở nếu phát hiện mẫu đã chọn bị mất hoặc điều tra gặp khó khăn thì phải báo về Cục ( Qua phòng Thương mại ) để thống nhất bổ sung, loại bỏ hoặc chọn mẫu mới thay thế.

Việc bổ sung, thay thế mẫu mới phải  theo nguyên tắc: Chọn cơ sở cùng ngành kinh tế ở cấp chi tiết tương ứng, có quy mô tương đương (theo lao động hoặc doanh thu) trên cùng địa bàn với đơn vị cơ sở mẫu bị mất ( Cơ sở mẫu thay thế mới phải lấy theo kết quả Tổng điều tra các cơ sở KT,HC,SN năm 2007).

VI. CÁC BẢNG DANH MỤC

Các bảng danh mục sử dụng trong cuộc điều tra này bao gồm:

1. Danh mục các đơn vị hành chính: Sử dụng Bảng danh mục các đơn vị hành chính ban hành theo QĐ số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và những thay đổi đã được cập nhật đến thời điểm 31/6/2008.

2. Danh mục phân ngành kinh tế: Sử dụng Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (mã 6 số) và Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.  

3. Danh mục sản phẩm công nghiệp: sử dụng bản “Các loại danh mục áp dụng trong điều tra toàn bộ doanh nghiệp năm 2006” .

 

       VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN    

A. Cấp tỉnh: Không thành lập tổ công tác. Lãnh đạo Cục giao trách nhiệm chính cho phòng Thương mại phối hợp với phòng Công nghiệp và các phòng có liên quan để thực hiện, có các nhiệm vụ sau:

1. Chuẩn bị mẫu điều tra ( Bao gồm: Chọn danh sách các xã/phường/thị trấn vào mẫu điều tra số lượng cho từng huyện,TP; Chọn danh sách các xã/phường/thị trấn vào mẫu điều tra kết quả; Danh sách các cơ sở thuộc mẫu điều tra số lượng và kết quả phân theo ngành kinh tế và theo từng xã/phương/thị trấn của các huyện,TP )

2. In phiếu và các tài liệu hướng dẫn điều tra;

3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra cho cấp huyện,TP và giám sát viên;

4. Kiểm tra, giám sát cấp huyện,TP. Phối hợp với cấp huyện/TP kiểm tra, giám sát điều tra viên tại địa bàn điều tra;

5. Nghiệm thu phiếu điều tra 01/CT-SL, 02/CT-CN, 03/CT-VT, 04/CT-TMDV và phụ biểu 1a/CT-SL từ cấp huyện,TP;

6.Kiểm tra, ghi mã ngành kinh tế, mã SPCN toàn bộ các phiếu điều tra 01/CT-SL, 02/CT-CN, 03/CT-VT, 04/CT-TMDV và phụ biểu 1a/CT-SL;

7.Nhập tin toàn bộ phiếu điều tra số lượng và phiếu điều tra kết quả  (Phiếu 01/CT-SL, 02/CT-CN, 03/CT-VT, 04/CT-TMDV) theo chương trình;

8. Gửi toàn bộ dữ liệu thô về Tổng cục trước khi tiến hành xử lý và tổng hợp;

9. Kiểm tra lại toàn bộ dữ liệu và xử lý, tổng hợp kết quả điều tra và truyền kết quả điều tra (dữ liệu gốc và số liệu tổng hợp) về Tổng cục;

10. Viết báo cáo quá trình thực hiện điều tra tại địa phương.

B. Cấp huyện, thành phố: Trưởng phòng Thống kê huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo cuộc điều tra này trên địa bàn huyện,TP. Thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:  

1. Rà soát lại toàn bộ đơn vị, cơ sở trên địa bàn huyện,TP (xã, phường/thị trấn điều tra mẫu số lượng; đơn vị mẫu điều tra kết quả) và báo cáo kết quả rà soát mẫu về Cục Thống kê;  

2. Tuyển chọn điều tra viên: Theo số lượng Cục phân bổ ( Có danh sách kèm theo );

3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra cho điều tra viên các xã,phường, thị trấn (Điều tra mẫu số lượng và điều tra mẫu kết quả );

4. Tổ chức cho điều tra viên thực hiện điều tra tại địa bàn;

5. Kiểm tra, giám sát điều tra viên : Phòng Thống kê các huyện,TP  bố trí lực lượng giám sát viên thường xuyên theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ quá trình khai thác, thu thập thông tin của điều tra viên tại địa bàn,  hỗ trợ cho điều tra viên về nghiệp vụ, phương pháp điều tra để tránh bỏ sót hoặc trùng nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra;

6. Nghiệm thu phiếu điều tra của điều tra viên;

7. Kiểm tra, hoàn thiện phiếu 01/CT-SL và phụ biểu 1a/CT-SL ( Không ghi mã ngành ngành kinh tế; mã ngành kinh tế do Cục Thống kê ghi );

8. Kiểm tra, hoàn thiện phiếu và ghi số thứ tự cơ sở, ghi mã hành chính  các loại phiếu 02/CT-CN, 03/CT, 04/CT-TMDV ( Số thứ tự ghi theo danh sách cơ sở mẫu điều tra kết quả đã được Tổng cục chọn trên phần mềm máy tính; Mã đơn vị hành chính ghi theo QĐ 124/2004/QĐ-TTg ) Ghi diễn giải rõ ràng ngành SXKD chính ( Không ghi mã ngành ngành kinh tế, mã sản phẩm ngành công nghiệp; mã ngành kinh tế và mã sản phẩm CN do Cục Thống kê ghi );

9. Gửi toàn bộ phiếu về Cục Thống kê Quảng Ngãi;

10. Viết báo cáo quá trình thực hiện điều tra tại địa phương.

          Để có số liệu đúng, làm cơ sở cho việc suy rộng số lượng cơ sở SXKD cá thể năm 2008. Phòng Thống kê các huyện, thành phố cần quán triệt và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền và các đơn vị có liên quan trong quá trình chuẩn bị và tổ chức triển khai để đảm bảo thành công của cuộc điều tra.

 

IX.  KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ

1. Kế hoạch  điều tra

- Khâu lập dàn mẫu và chọn mẫu cơ sở điều tra do Cục Thống kê thực hiện và gửi về Tổng Cục Thống kê trước ngày 15/9/2008;

- Tập huấn nghiệp vụ điều tra cho cấp huyện, thành phố hoàn thành trước ngày 25/9/2008;

- Tiến hành điều tra thu thập thông tin phiếu 01/CT-SL ( Số lượng ) từ ngày 01/10/2008 đến ngày 15/10/2008;

- Tiến hành điều tra thu thập thông tin phiếu 02/CT-CN, 03/CT-VT, 04/CT-TMDV ( Phiếu điều tra kết quả) từ ngày 01/10/2008 đến ngày 20/10/2008;

          Lưu ý: Thời gian điều tra phiếu số lượng và điều tra mẫu kết quả phải tiến hành đồng thời từ ngày 01/10/2008 để đảm bảo tiến độ điều tra.

          Cấp huyện kiểm tra và hoàn chỉnh phiếu 01/CT-SL và phụ biểu 1a/CT-SL gửi về Cục trước ngày 20/10/2008;

Cấp huyện kiểm tra, ghi mã hành chính và hoàn chỉnh các phiếu điều tra kết quả ( 02/CT-CN, 03/CT-VT, 04/CT-TMDV) gửi về Cục trước ngày 25/10/2008;

- Cục Thống kê kiểm tra, đánh mã ngành kinh tế, mã SPCN, làm sạch và hoàn thiện phiếu trước ngày 15/12/2008. Nhập tin và truyền dữ liệu thô về Tổng cục trước ngày 31/01/2009;

- Xử lý, tổng hợp ở cấp tỉnh và truyền dữ liệu về Tổng cục trước ngày 20/02/2009;

- Viết báo cáo quá trình thực hiện điều tra và gửi về Tổng cục trước ngày 28/02/2009.

Quá trình nhập tin, chọn mẫu, xử lý, tổng hợp và suy rộng sẽ được thực hiện bằng một chương trình phần mềm máy tính.

 

2. Kinh phí điều tra

Kinh phí điều tra từ nguồn kinh phí điều tra thường xuyên năm 2008 và đã được Tổng cục phân bổ từ đầu năm 2008. Định mức chi tiêu của từng khoản mục điều tra theo chế độ hiện hành do Bộ Tài chính quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện. Nếu có khó khăn, vướng mắc gì cần liên hệ ngay với phòng Thương mại để cùng bàn bạc thống nhất./.

 

Nơi nhận:                                                                       KT. CỤC TRƯỞNG

- TCTK ( Vụ TM,DV& GC) B/c                                          PHÓ CỤC TRƯỞNG

- Lãnh đạo Cục;

- Phòng Thống kê các huyện,TP;                                             

- Phòng TM, CN; TH, TC-HC;                                              

- Lưu VT,TM.

 

                                                                                                               

                                                                                                   Nguyễn Văn Chính

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1046

Tổng số lượt xem: 484410

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready