Mô hình gia đình qua số liệu Khảo sát mức sống dân cư 2016 tỉnh Quảng Ngãi
06/02/2018 12:00 2183
Quy mô hộ gia đình có tác động đến sự đói nghèo hay giàu có của hộ gia đình và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng hoạt động của các ngành và chất lượng cuộc sống của người dân đồng thời còn làm thay đổi sự phân công lao động xã hội. Để đảm bảo nâng cao chất lượng dân số, cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm, đảm bảo quy mô gia đình phù hợp. Theo kết quả Khảo sát mức sống dân cư các năm cho thấy mô hình gia đình tỉnh Quảng Ngãi sau:
Nhân khẩu bình quân hộ chia theo thành thị -nông thôn, giới tính, dân tộc và nhóm thu nhập
ĐVT: Người
Năm
2012
Năm
2014
Năm
2016
Chung
3.80
3.61
3.52
Thành thị- nông thôn
Thành thị
Nông thôn
4.05
3.75
3.83
3.57
3.57
3.51
Giới tính của chủ hộ
Nam
Nữ
4.07
2.61
3.90
2.87
3.80
2.68
Dân tộc
Kinh
Dân tộc khác
3.81
3.98
3.56
3.91
3.46
3.79
Nhóm thu nhập
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
3.72
4.32
3.93
3.62
3.49
3.24
3.69
3.80
3.79
3.61
3.21
3.47
3.59
3.80
3.59
Kết quả khảo sát qua các năm cho thấy nhân khẩu bình quân hộ có xu hướng giảm dần.
Nhân khẩu bình quân 1 hộ chung toàn tỉnh năm 2016 là 3,52 người, giảm dần so với các năm 2014 và 2012 và xu hướng này diễn ra đối với cả khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt hầu hết các nhóm thu nhập, nhất là nhóm có thu nhập thấp.
- Xét theo khu vực thành thị /nông thôn: Qua nhiều năm trước đây nhân khẩu bình quân 1 hộ ở khu vực nông thôn thường lớn hơn khu vực thành thị, nhưng từ năm 2012 đến nay qui mô hộ gia đình ở khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị và tỷ lệ thấp này có xu hướng giảm dần, năm 2012 khu vực nông thôn 3,75 giảm 0,3 người so với thành thị, năm 2014 giảm 0,26 người, năm 2016 giảm 0,06 người so với khu vực thành thị. Đây cho thấy khu vực nông thôn dần dần được đô thị hóa và đời sống của người dân được nâng cao, đời sống kinh tế - xã hội thay đổi đáng kể.
- Xét theo giới tính, chủ hộ là nam năm 2016 là 3,80 người/hộ và nữ là 2,68 người/hộ, đều có nhân khẩu bình quân hộ thấp hơn so với các năm trước.
- Xét theo dân tộc thì dân tộc người Kinh có nhân khẩu bình quân hộ thấp (2016: 3,46 người/hộ), giảm 0,1 người so năm 2014 và giảm 0,35 người so với năm 2012; Ngược lại nhân khẩu bình quân 1 hộ dân cư thuộc dân tộc khác cao so với hộ dân cư người kinh.
- Xét theo nhóm thu nhập, ta thấy năm 2012 bình quân 1 nhân khẩu hộ thuộc nhóm 1 ( nhóm nghèo) cao hơn nhóm 5 là 0,23 người, nhưng các năm gần đây xu hướng này ngược lại, nhân khẩu bình quân 1 hộ của nhóm 5 cao hơn nhóm 1 như năm 2014 là 0,37 người, năm 2016 là 0,38 người, qua đó cho thấy qui mô hộ gia đình có sự thay đổi qua nhiều năm qui mô nhóm 1 cao hơn nhóm 5, phản ảnh đúng xu hướng hộ gia đình có thu nhập thấp ngày càng có qui mô nhỏ chủ yếu rơi vào những hộ gia đình neo đơn, già cả.
Nhân khẩu bình quân hộ đã có tác động lớn đến thu nhập bình quân hộ gia đình; Thu nhập bình quân càng cao thì nhân khẩu bình quân hộ càng nhỏ và ngược lại. Khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Xu hướng này phù hợp với xu hướng chung của vùng và cả nước. Nhân khẩu bình quân hộ của tỉnh năm 2016 tương đương với nhân khẩu bình quân hộ của vùng và cao hơn 0,1 người so với cả nước; Tuy nhiên mức độ giảm giữa nhóm giàu so với nhóm nghèo của tỉnh lớn hơn so với vùng và cả nước.
Như vậy xu hướng nhân khẩu hộ gia đình ngày càng giảm phù hợp với quy mô hộ gia đình nhỏ, ít thế hệ hiện nay và số nhân khẩu trong hộ và là một phần tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển, nâng cao đời sống của hộ dân cư.
Nghiên cứu một số tiêu chí trong kết cấu hộ gia đình, kết quả khảo sát mức sống qua các năm cho thấy:
Số lao động phụ thuộc và số trẻ em dưới 15 tuổi ở cả 2 khu vực thành thị nông thôn, giới tính chủ hộ, dân tộc khác có hướng tăng dần qua các năm, còn lại chỉ tiêu lao động bình quân hộ gia đình thì ngược lại giảm dần. Đặc biệt trẻ em dưới 15 tuổi tăng nhanh. Năm 2016 số trẻ em dưới 15 tuổi bình quân là 0,92 người tăng 0,06 người so với năm 2014 và năm 2012; Chứng tỏ qua nhiều năm dân số tăng chậm với trẻ em dưới 15 tuổi bình quân hộ gia đình giảm nhưng những năm gần đây dân số có sự biến động tăng nhanh trở lại do đó số trẻ em dưới 15 tuổi và số người phụ thuộc bình quân hộ có xu hướng tăng, điều này cũng có nghĩa qui mô gia đình ngày càng nhỏ có xu hướng tăng dần dưới 4 người bình quân 1hộ; và số trẻ em dưới 15 tuổi tăng trở lại; ngược lại số lao động bình quân hộ ngày càng giảm phù hợp với xu hướng qui mô hộ gia đình nhỏ trong những năm gần đây như năm 2012 lao động bình là 2,35 người nhưng năm 2014 là 2,18 người và năm 2016 là 2,13 người, tuy nhiên số người phụ thuộc và trẻ em dưới 15 tuổi bình quân hộ tăng nhưng số tăng đó không vượt qua số lao động bình quân hộ. Như vậy, số người phụ thuộc trong 1 hộ gia đình thấp hơn lao động bình quân trong 1 hộ nên tỷ lệ người phụ thuộc vẫn trong phạm vi kiểm soát nghĩa là số người lao động cao hơn tỷ lệ người phụ thuộc đảm bảo được những thế mạnh trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”.
Một số chỉ tiêu kết cấu hộ gia đình
ĐVT: Người
Năm 2012
Năm 2014
Năm 2016
Lao
động
BQ
Số phụ thuộc
BQ
Trẻ em
<15t
Lao
động
BQ
Số phụ thuộc
BQ
Trẻ em
<15t
Lao
động
BQ
Số phụ thuộc
BQ
Trẻ em
<15t
Chung
2,35
0,60
0,86
2,18
1,43
0,86
2,13
1,39
0,92
TT-NT
Thành thị
Nông thôn
2,50
2,33
0,59
0,60
0,93
0,84
2,50
2,12
1,33
1,45
0,76
0,87
2,18
2,12
1,39
1,39
1,08
0,88
Giới tính chủ hộ
Nam
Nữ
2,57
1,59
0,56
0,84
0,94
0,57
2,45
1,50
1,45
1,36
0,95
0,63
2,39
1,36
1,41
1,33
0,98
0,73
Dân tộc
Kinh
Dân tộc khác
2,37
2,29
0,59
0,64
0,81
1,13
2,17
2,26
1,39
1,65
0,78
1,30
2,09
2,31
1,37
1,48
0,79
1,58
Tin liên quan
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 tăng 10,96%
- Thống kê quan trọng đến mức nào trong bóng đá?
- Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- CPI quý I năm nay có tốc độ tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây
- Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Quảng Ngãi qua điều tra thống kê hàng năm
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 304
Tổng số lượt xem: 865090