Truy cập nội dung luôn
Chi tiết Văn bản
Thông tin Nội dung
Số/Ký hiệu 1/Luậtsố89/2015/QH13
Ngày ban hành 01-07-2016
Người ký Nguyễn Văn An
Trích yếu Luật thống kê
Cơ quan ban hành Quốc hội
Thể loại Luật
Tài liệu đính kèm
STT Tài liệu đính kèm
1 LUATTHONGKE_SUADOI.pdf

Unable to display PDF file. Download instead.

13/01/2025

Cục trưởng khai mạc Hội nghị

Đồng chí Võ Thành Nhân, Cục trưởng đã thông qua báo cáo Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của Cơ quan. Cục trưởng cũng đã đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2024.

Tiếp theo, Hội nghị tiến hành các nội dung: kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị công chức, người lao động năm 2024 và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan; kết quả giám sát, hỗ trợ công chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan; báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm 2024 và chương trình công tác năm 2025; thông qua kinh phí Công đoàn năm 2024 và dự toán năm 2025; thông qua Quy chế tiền thưởng và Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan Cục Thống kê.

Ông Đinh Nguyên Bảo - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Cục Thống kê

Sau khi nghe các báo cáo, Cục trưởng điều hành phiên thảo luận. Nhiều công chức người lao động đã thảo luận sôi nổi, tham gia góp ý kiến, đề xuẩt các giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại trong năm 2024, phát huy những mặt tích cực để năm 2025, tập thể công chức và người lao động Cục Thống kê Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là trong giai đoạn sắp tới Ngành có nhiều thay đổi.

Quang cảnh hội nghị

Biểu dương những đoàn viên công đoàn tiêu biểu, Hội nghị đã trao giấy khen của Công đoàn viên chức tỉnh và Công đoàn cơ sở Cục Thống kê cho những đoàn viên công đoàn có nhiều đóng góp vào hoạt động phong trào của Cơ quan năm 2024.

Tặng giấy khen của Công đoàn viên chức tỉnh
Tặng giấy khen của Công đoàn cơ sở Cục Thống kê

 

13/01/2025

Unable to display PDF file. Download instead.

09/01/2025

Unable to display PDF file. Download instead.

09/01/2025

Hội thảo này là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “Xây dựng chỉ số bình đẳng giới cấp tỉnh cho Việt Nam” được Viện Khoa học Thống kê và UN Women ký kết thực hiện, với sự phối hợp của Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê, Tổng cục Thống kê và Vụ Bình đẳng Giới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Tại hội thảo, nhóm chuyên gia đã trình bày Báo cáo Phương pháp luận và dữ liệu bản đồ để tính toán Chỉ số Bình đẳng giới cấp tỉnh của Việt Nam, Dự thảo chỉ số bình đẳng giới cấp tỉnh. Các đại biểu tham gia hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp về các chỉ tiêu để phù hợp hơn cho công tác đánh giá, tổng hợp về thực trạng bình đẳng giới tại tỉnh, thực trạng nguồn số liệu cấp tỉnh để tổng hợp các chỉ tiêu bình đẳng giới và tham gia góp ý để xác định mức độ quan trọng của 4 thành phần cấu thành chỉ số bình đẳng giới: Cuộc sống và sức khỏe tốt; giáo dục, kỹ năng và kiến thức; lao động và thu nhập; lãnh đạo, quản lý.

Kết luận Hội thảo, ông Lê Thế Trang, Phó vụ trưởng, Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự; trên cơ sở góp ý và phiếu tham vấn ý kiến tại Hội thảo của các đại biểu, nhóm chuyên gia sẽ tiếp thu, hoàn thiện phương pháp luận, các chỉ tiêu thuộc chỉ số bình đẳng giới cấp tỉnh đảm bảo được tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế chung tại các tỉnh ở Việt Nam.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

 

 

 

06/01/2025

Trước hết, về mặt pháp lý, chỉ tiêu Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước” lần đầu tiên được quy định trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12/11/2021 (chỉ tiêu số 0517). Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 13/2021/TT-BKHĐT về Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số, trong đó có chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước” (chỉ tiêu số 0101). Ngày 07/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, trong đó có nêu cụ thể nội dung chỉ tiêu này.  Ở quy mô cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, trong đó quy định về chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn” (chỉ tiêu số T0507).

Nhìn chung, liên quan đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số, các Nghị định, Quyết định và Thông tư nói trên đã quy định chi tiết về: (1) Khái niệm, phương pháp tính; (2) Phân tổ chủ yếu; (3) Kỳ công bố; (4) Nguồn số liệu và (5) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp đối với hai chỉ tiêu trên. Chi tiết khái niệm và phương pháp tính theo các quy định như sau: 

“Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra so với tổng sản phẩm trong nước trong kỳ báo cáo”.

 

Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Kinh tế số bao gồm:

- Kinh tế số ICT là hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông và hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.

- Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số; các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung, cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng.

Kinh tế số bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ sau: hạ tầng số, nền tảng số và ứng dụng số:

+ Hạ tầng số là hạ tầng kỹ thuật vật lý (hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin) để truyền đưa thông tin số, dữ liệu số và để cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ ứng dụng số, như dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ truy nhập Internet,...

+ Nền tảng số là dịch vụ được phát triển dựa trên hạ tầng số nhằm tạo ra môi trường cho dịch vụ ứng dụng số, như dịch vụ sàn thương mại điện tử hàng hóa (Shopee, Sendo, Amazon, Alibaba,..), sàn giao dịch chứng khoán, dịch vụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, Youtube, Tik Tok, Chotot ...), các ứng dụng trên nền tảng di động để cung cấp dịch vụ (Grab, Bee...).

+ Ứng dụng số là các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin nói chung - được phát triển, vận hành dựa trên hạ tầng số hoặc nền tảng số để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dựa vào đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

  • các quy định hiện nay, Tổng cục Thống kê được phân công chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố chỉ tiêu này.

Về phương pháp biên soạn, để đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP/GRDP, Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và nghiên cứu của Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong (2022) … với mục đích xây dựng phương pháp tính phù hợp với lý luận chung của Tài khoản quốc gia và thực tế nguồn thông tin hiện có của Việt Nam. Theo đó, đo lường đóng góp giá trị tăng thêm của kinh tế số vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam được tiếp cận từ cả phía cung và phía cầu dựa trên nguồn thông tin sẵn có là bảng cân đối liên ngành (bảng IO), đồng thời dựa trên thông tin về chi phí ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp, cơ sở hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể được thu thập từ các cuộc điều tra thống kê như Tổng điều tra kinh tế, điều tra doanh nghiệp, điều tra cá thể, điều tra lập bảng cân đối liên ngành và xây dựng hệ số chi phí trung gian. Chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP/GRDP được biên soạn theo giá hiện hành. Tổng cục Thống kê xác định khái niệm, phạm vi và phương pháp tính cụ thể như sau:

Kinh tế số là các hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành và tối ưu hoạt động kinh tế. Kinh tế số bao gồm các ngành hỗ trợ kinh tế số (ngành kinh tế số lõi) và các ngành được hỗ trợ bởi ngành kinh tế số (ngành kinh tế được số hóa). Như vậy kinh tế số bao gồm ngành kinh tế số lõi và ngành kinh tế được số hóa.

(1) Các ngành kinh tế số lõi

Các ngành kinh tế số lõi bao gồm 7 ngành cấp 2: (1) Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; (2) Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; (3) Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; (4) bản phần mềm; (5) Viễn thông: Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; (6) Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; (7) Cổng thông tin; sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi; và sửa chữa máy tính và thiết bị liên lạc. (Danh mục các ngành kinh tế số lõi theo Bảng phân ngành kinh tế Việt Nam chi tiết đến ngành cấp 5 tại Phụ lục 1).

(2) Các ngành kinh tế được số hóa

Ngành được số hóa là ngành sử dụng sản phẩm kinh tế số lõi làm chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Mỗi ngành sẽ có mức độ sử dụng sản phẩm kinh tế số lõi làm chi phí đầu vào khác nhau nên có tỷ lệ số hóa khác nhau.

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số (VA KTS) trong GDP/GRDP là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra so với tổng sản phẩm trong nước hoặc tổng sản phẩm trên địa bàn trong kỳ báo cáo theo công thức sau:

Trong công thức (1), mẫu số (chỉ tiêu GDP và GRDP) đã được Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố hằng quý, năm chủ yếu dựa trên phương pháp sản xuất. Do đó, để tính được tỷ trọng kinh tế số trong GDP/GRDP cần phải xác định được VAKTS.

Giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra trong nền kinh tế gồm giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế số lõi (VAKTS) và giá trị tăng thêm của các ngành được số hóa (VAsố hóa).

         

Như vậy, công thức (1) được viết lại như sau:

(i) Đối với các ngành kinh tế số lõi

Toàn bộ giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế số lõi được tính vào giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra.

Phương pháp biên soạn Giá trị tăng thêm (VA) của các ngành kinh tế số lõi được tính thống nhất cho cả nước và cho địa phương theo công thức sau:

 

Trong đó, hệ số chi phí trung gian được tính cho cả nước và theo 6 vùng kinh tế dựa trên kết quả biên soạn từ điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian. Do hệ số chi phí trung gian tương đối ổn định trong một số năm nên cuộc điều tra này được thực hiện 5 năm 1 lần (hoặc trên 5 năm).

(ii) Đối với ngành kinh tế được số hóa

Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế được số hóa còn được gọi là “giá trị số hóa” là giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế khác được tạo ra khi sử dụng các ngành kinh tế số làm yếu tố đầu vào

Trên toàn bộ nền kinh tế: Giá trị số hóa là giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế được tạo ra khi sử dụng các ngành kinh tế số làm yếu tố đầu vào được tính dựa vào hệ số của bảng IO dạng cạnh tranh.

Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Do không thể lập bảng IO cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên giá trị số hóa trong GRDP của tỉnh, thành phố sẽ được ước tính từ tỷ lệ số hóa của các ngành.

Tỷ lệ số hóa của các tỉnh, thành phố được ước tính dựa vào tỷ lệ chi phí ứng dụng công nghệ tin, truyền thông so với giá trị sản xuất từ kết quả điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian của Tổng cục Thống kê.

Cách tiếp cận đo lường tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số ở Việt Nam có ưu điểm sau:

- Đảm bảo chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP được công bố hằng năm.

- Chất lượng số liệu kịp thời, phản ánh sát xu hướng và mức độ biến động đóng góp của kinh tế số trong toàn nền kinh tế và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Tiết kiệm kinh phí và nguồn nhân lực, sử dụng các dữ liệu sẵn có từ các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra Thống kê quốc gia và các cuộc điều tra thống kê khác do Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện, thông tin từ các dữ liệu hành chính có liên quan đến kinh tế số của các Bộ, ngành và các địa phương.

Phụ luc 1: Danh mục ngành kinh tế số lõi của Việt Nam

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Tên ngành

C. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

 

26

 

 

 

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

 

 

261

2610

26100

Sản xuất linh kiện điện tử

 

 

262

2620

26200

Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính

 

 

263

2630

26300

Sản xuất thiết bị truyền thông

 

 

264

2640

26400

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

 

 

265

 

 

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; sản xuất đồng hồ

 

 

 

2651

26510

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

 

 

 

2652

26520

Sản xuất đồng hồ

 

 

266

2660

26600

Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp

 

 

267

2670

26700

Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học

 

 

268

2680

26800

Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học

G. BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ, SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC

 

46

 

 

 

Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

 

 

465

 

 

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy

 

 

 

4651

46510

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

 

 

 

4652

46520

Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

J. THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

58

 

 

 

Hoạt động xuất bản

 

 

582

5820

58200

Xuất bản phần mềm

 

61

 

 

 

Viễn thông

 

 

611

6110

 

Hoạt động viễn thông có dây

 

 

 

 

61101

Hoạt động cung cấp trực tiếp dịch vụ viễn thông có dây

 

 

 

 

61102

Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông có dây sử dụng quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác

 

 

612

6120

 

Hoạt động viễn thông không dây

 

 

 

 

61201

Hoạt động cung cấp trực tiếp dịch vụ viễn thông không dây

 

 

 

 

61202

Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông không dây sử dụng quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác

 

 

613

6130

61300

Hoạt động viễn thông vệ tinh

 

 

619

6190

 

Hoạt động viễn thông khác

 

 

 

 

61901

Hoạt động của các điểm truy cập internet

 

 

 

 

61909

Hoạt động viễn thông khác chưa được phân vào đâu

 

62

620

 

 

Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính

 

 

 

6201

62010

Lập trình máy vi tính

 

 

 

6202

62020

Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính

 

 

 

6209

62090

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

 

63

 

 

 

Hoạt động dịch vụ thông tin

 

 

 

6311

63110

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

 

 

 

6312

63120

Cổng thông tin

S. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC

 

95

 

 

 

Sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình

 

 

951

 

 

Sửa chữa máy vi tính và thiết bị liên lạc

 

 

 

9511

95110

Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi

 

 

 

9512

95120

Sửa chữa thiết bị liên lạc

TỔNG SỐ

4

7

16

24

26

 

31/12/2024

Unable to display PDF file.

31/12/2024

Ông Võ Thành Nhân - Cục trưởng Cục Thống kê phát biểu khai mạc Hội nghị

Sau khi phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Võ Thành Nhân, Cục trưởng đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ của Ngành năm 2025. Cục trưởng đã tóm tắt những kết quả đạt được sau một năm thực hiện kế hoạch công tác, đồng thời cũng nêu lên những mặt chưa làm được, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong khi thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Cục trưởng trong quá trình báo cáo tổng kết đã dành thời gian chia sẻ những tâm tư, trăn trở của Lãnh đạo Cục trong công tác tổ chức, cán bộ, công tác chuyên môn nghiệp vụ khi yêu cầu công việc của Ngành ngày càng cao, khó khăn thách thức lớn luôn đòi hỏi mỗi lãnh đạo, công chức, người lao động phải nỗ lực hết mình, không ngừng rèn luyện, phấn đấu học tập chuyên môn, bản lĩnh chính trị và tình yêu nghề đối với Thống kê để từng bước nâng cao chất lượng số liệu và vị thế của Ngành trước các đối tượng dùng tin, đặc biệt trong công tác số liệu phục vụ lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Về nhiệm vụ kế hoạch năm 2025, ngoài các công việc thường xuyên, Cục trưởng đã nhấn mạnh ngành Thống kê Quảng Ngãi cùng với cả nước năm đến có thêm nhiệm vụ rất quan trọng là thực hiện thành công cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Đây là cuộc điều tra lớn, đòi hỏi huy động sức mạnh của toàn Ngành từ khâu chuẩn bị đến khi thực hiện phải rất nghiêm túc. Trong bối cảnh đất nước chuyển đổi, con người thống kê cũng phải đổi mới để thích ứng, để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành.

Bà Trần Thị Thanh Thương - Phó Cục trưởng báo cáo Tổng kết thi đua 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025

Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Thanh Thương, Phó Cục trưởng đã có báo cáo tổng kết về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 để ghi nhận những nỗ lực, rèn luyện, những kết quả đạt được của công chức, người lao động sau một năm thực hiện nhiệm vụ. Nhân dịp này, Phó cục trưởng cũng đã phát động phong trào thi đua năm 2025 với hai nội dung lớn là thi đua thường xuyên và thi đua trong công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Qua bài phát động đã kêu gọi các tập thể, cá nhân ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm tới với mong muốn Ngành giữ vững vị thứ thi đua so với khu vực và có nhiều thành tích hơn nữa trong công tác nâng cao chất lượng số liệu, nâng cao vai trò, vị thế thống kê trước các đối tượng dùng tin.

Biểu dương đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2024, Lãnh đạo cục đã trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho nhiều tập thể, cá nhân trước toàn thể công chức, người lao động tham dự Hội nghị.

Tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2024
Tặng giấy khen cho tập thể có thành tích năm 2024
Tặng giấy khen cho cá nhân có thành tích 2024

Để tiếp tục phát huy những mặt tích cực, những thành tích đạt được, rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại, hạn chế còn mắc phải trong năm 2024 và tiến đến thực hiện nhiệm tốt vụ năm 2025, Cục trưởng đã chủ trì thảo luận về công tác chuyên môn và các nội dung khác có liên quan đến hoạt động thống kê. Nhiều đại biểu tham gia phát biểu ý kiến đóng góp trên tinh thần đoàn kết, xây dựng, cầu thị với mục tiêu xây dựng và phát triển Ngành ngày càng vững mạnh. Các Phòng nghiệp vụ và Chi cục đã ký giao ước thi đua trước sự chứng kiến của Lãnh đạo cục với tinh thần quyết tâm cao thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2025.

Phòng và Chi cục đăng ký giao ước thi đua

Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 là dịp để kết nối tình đồng nghiệp và tăng cường tinh thần học hỏi, trao đổi, chia sẽ giữa những người làm công tác thống kê. Sau một buổi làm việc khẩn trương, Hội nghị đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Toàn cảnh hội nghị

 

19/12/2024

Sáng ngày 06/12/2024, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo đảm an toàn thông tin; quản lý, sử dụng dữ liệu và nghiệp vụ văn phòng. Tham dự hội nghị có Lãnh đạo các Phòng nghiệp vụ, Chi cục và toàn thể công chức ngành Thống kê Quảng Ngãi. 

Hội nghị được tổ chức nhằm góp phần nâng cao kiến thức và trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho toàn thể công chức ngành Thống kê tỉnh Quảng Ngãi trong công tác quản lý, điều hành và công tác nghiệp vụ, đặc biệt là trong thời đại chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực bao gồm cả Thống kê. Đối với ngành Thống kê, đây là cơ hội lớn để chuyển đổi hoạt động thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu, nâng cao hiệu quả chi phí của việc sản xuất số liệu và khai thác tối đa các nguồn dữ liệu hiện có.

Với thời lượng chương trình tập huấn diễn ra ngắn, báo cáo viên đã truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến hoạt động thống kê hiện nay như: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thông tin; bảo mật, an toàn dữ liệu; một số nguy cơ mất an toàn thông tin; hướng dẫn hệ thống quản lý văn bản điện tử và hồ sơ công việc Eoffice; hướng dẫn quản lý và sử dụng chứng thư số; hướng dẫn tác nghiệp trên dịch vụ công kho bạc Nhà nước; hướng dẫn phần mềm quản lý công việc trên hệ sinh thái Taskgov và các chuyên mục Trang thông tin điện tử của Cục Thống kê Quảng Ngãi,…

Báo cáo viên hướng dẫn tác nghiệp trên các phần mềm văn phòng

Sau khi nghe báo cáo viên trình bày từng nội dung, công chức tham gia thực hành trực tiếp tại Hội nghị. Nhiều kiến thức về bảo mật an toàn thông tin đã được phổ biến có ý nghĩa thiết thực đối với công chức. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ công tác văn phòng như quản lý văn bản điện tử Eoffice, hệ sinh thái Taskgov, thư điện tử ngành, chữ ký số,… được lãnh đạo, công chức quan tâm trao đổi tại hội nghị.

Công chức tham gia thảo luận, thực hành trên phần mềm

 

09/12/2024

Unable to display PDF file. Download instead.

20/11/2024

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 252

Tổng số lượt xem: 865003

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready