Truy cập nội dung luôn
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp qua cơ chế thị trường

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp qua cơ chế thị trường

10:31 23/09/2024

Phát biểu tại Hội thảo Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, tăng cường nông nghiệp xanh không chỉ là xu thế toàn cầu, mà còn là ưu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam nhằm đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững trên nền tảng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.
Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ổn định và bền vững

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ổn định và bền vững

09:32 19/08/2024

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa truyền thống đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, du lịch sinh thái nông thôn tại Việt Nam hiện có dư địa khai thác và tiềm năng phát triển rất lớn. Du lịch nông thôn không chỉ đem lại sinh kế cho người dân vùng nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái, hỗ trợ cho sự phát triển đa dạng, bền vững của điểm đến du lịch Việt Nam.
 
Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin xứng tầm ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin xứng tầm ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

16:58 10/07/2024

Với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, sự năng động của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đã tự khẳng định là một trong những ngành có chuyển biến tích cực nhất trong những năm qua, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Chính vì vậy, định hướng phát triển công nghiệp CNTT xứng đáng với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn được coi là giải pháp tạo nguồn lực tối ưu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến phát triển bền vững và thực hiện các cam kết quốc tế như hiện nay.
Chiến dịch Điện Biên Phủ - Chuyện kể từ những con số thống kê

Chiến dịch Điện Biên Phủ - Chuyện kể từ những con số thống kê

15:08 02/05/2024

Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ đặt dấu chấm hết cho 9 năm dài trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, mà còn là chiến dịch gây chấn động địa cầu, khai đường mở lối, tạo động lực cho các khu vực thuộc địa của Pháp ở châu Phi đồng loạt nổi dậy và giành độc lập. Nhìn lại những con số thống kê liên quan đến Chiến dịch, không chỉ khiến mỗi người dân Việt Nam tự hào, mà nhân dân thế giới cũng phải bày tỏ sự kinh ngạc và ngưỡng mộ.

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có chỉ số cao về phát triển con người

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có chỉ số cao về phát triển con người

15:04 24/04/2024

Theo báo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Việt Nam được xếp trong nhóm các nước có chỉ số cao về phát triển con người, tăng trưởng liên tục qua các năm.

Việt Nam lần đầu tiên công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Việt Nam lần đầu tiên công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương

15:09 17/04/2024

PII – công cụ phản ánh mô hình phát triển kinh tế xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương

Một số điểm mới của Điều tra Dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Một số điểm mới của Điều tra Dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

14:16 25/03/2024

          Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 (Điều tra DSGK 2024) là cuộc điều tra chọn mẫu thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia, ban hành theo Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc điều tra được tiến hành giữa hai kỳ của Tổng điều tra dân số.

Từ ngày 01/4/2024, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 sẽ được triển khai trên toàn quốc

Từ ngày 01/4/2024, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 sẽ được triển khai trên toàn quốc

14:05 25/03/2024

Theo Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2024 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành (Quyết định số 638/QĐ-TCTK ngày 17/7/2023), từ ngày 01/4/2024, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 sẽ được triển khai trên toàn quốc.

Nhu cầu và mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê

Nhu cầu và mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê

10:21 20/03/2024

          Trong thời đại bùng nổ thông tin và tăng trưởng nhanh như hiện nay, số liệu thống kê ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với người dùng tin và các nhà hoạch định chính sách. Chính vì vậy, định kỳ 3 năm, Tổng cục Thống kê tổ chức Điều tra nhu cầu và mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê trên phạm vi cả nước. Cuộc điều tra gần nhất được tổ chức năm 2023 với cỡ mẫu là 13.280 đơn vị điều tra, tỷ lệ trả lời là 99,8%. Kết quả điều tra là một trong những căn cứ để ngành Thống kê xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, phổ biến thông tin thống kê, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin.

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

15:15 14/03/2024

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước

Đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước

14:00 27/02/2024

Tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/02/2024 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Kích hoạt chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030

Kích hoạt chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030

13:57 21/02/2024

          Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 76/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 (Chương trình). Chương trình đã đưa ra các giải pháp thiết thực để bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh...

 

 

 

 

Tập trung giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm

Tập trung giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm

17:47 11/12/2023

Trong 9 tháng năm 2023 và tuần đầu tháng Mười, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội Xung đột quân sự Nga - Ucraina vẫn tiếp diễn cùng với bất ổn gia tăng tại Trung Đông. Nhiều ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm mặc dù có một số tín hiệu cải thiện nhưng không đáng kể trong khi nhiều rủi ro, thách thức vẫn gia tăng ảnh hưởng đến tăng trưởng năm 2024 và trong trung hạn. 
 
Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê

Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê

17:44 11/12/2023

Ngày 02/10/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-BKHĐT quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê. Đây là tập hợp các chỉ tiêu thống kê do hệ thống thống kê tập trung thực hiện phục vụ hoạt động thống kê và công tác quản lý chung của ngành Thống kê.

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

19:17 30/11/2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1456/QĐ-TTg ngày 22/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới

19:06 30/11/2023

Xây dựng nông thôn mới (NTM) “chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, là chủ trương lớn của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đến nay, Chương trình đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn cả nước, đời sống người dân nông thôn được cải thiện rõ nét. Đóng góp vào thành công này phải kể tới vai trò của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào khuyến khích người dân chung tay xây dựng NTM.
Du lịch nông nghiệp, nông thôn - giải pháp trong phát triển kinh tế nông thôn

Du lịch nông nghiệp, nông thôn - giải pháp trong phát triển kinh tế nông thôn

10:35 21/09/2023

Du lịch nông nghiệp, nông thôn là lựa chọn mới, phù hợp với những thay đổi trong thói quen tiêu dùng và đi lại của du khách; khi ngành du lịch mở cửa sau những tác động của đại dịch Covid-19. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn mang lại những giá trị trong phát triển kinh tế nông thôn như: Chuyển đổi sinh kế, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Công cụ đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam

Công cụ đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam

10:23 16/09/2023

Trên cơ sở Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 02/8/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký Quyết định số 1345/QĐ-BKHĐT ban hành Khung theo dõi, đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết gọn là CLTK21-30). Khung theo dõi, đánh giá này chính là công cụ đo lường, theo dõi, giám sát thực thi chiến lược của các đơn vị Bộ, ngành và địa phương.      

Gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam - “Giờ G” sắp điểm

Gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam - “Giờ G” sắp điểm

10:15 15/09/2023

Với việc Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra cảnh báo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Chống khai thác IUU) từ ngày 23/10/2017, áp “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU, kéo theo đó là tác động dây chuyền đến các hoạt động đánh bắt của ngư dân trên biển, hoạt động dịch vụ nghề cá, dịch vụ chế biến... Sau 6 năm nỗ lực gỡ thẻ vàng, theo kế hoạch, dự kiến tháng 10/2023, Việt Nam sẽ đón đoàn của EC lần thứ tư đến thanh tra, kiểm tra công tác Chống khai thác IUU tại Việt Nam. Với quyết tâm tháo gỡ “thẻ vàng”, Việt Nam đã có những bước đi quyết liệt, mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức của ngư dân, hoàn thiện khung pháp lý phục vụ việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chống IUU khi “giờ G” sắp điểm.
Di cư và đô thị hóa tại Việt Nam - Góc nhìn từ những con số

Di cư và đô thị hóa tại Việt Nam - Góc nhìn từ những con số

16:34 12/06/2023

Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh đồng thời với tốc độ tăng trưởng của kinh tế địa phương và tại các vùng, miền trên cả nước trong nhiều năm qua. Từ năm 1999, cùng với đô thị hóa, xu hướng số người di cư trong nước bắt đầu tăng nhanh do nền kinh tế Việt Nam phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Cũng từ đây, di cư và đô thị hóa đã trở thành những vấn đề đáng quan tâm và có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của đất nước.
Thông tư hướng dẫn Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước

Thông tư hướng dẫn Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước

16:41 11/06/2023

Ngày 09/12/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 22/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước theo quy định của Luật thống kê và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đánh giá chất lượng thống kê nhà nước.
77 năm Ngành Thống kê Việt Nam – những dấu mốc lịch sử

77 năm Ngành Thống kê Việt Nam – những dấu mốc lịch sử

11:05 06/05/2023

Sự ra đời của Ngành Thống Kê Việt Nam được đánh dấu bằng ngày 6 tháng 5 năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký sắc lệnh số 61/SL quy định bộ máy tổ chức của Bộ quốc dân kinh tế gồm các phòng, ban, nha trực thuộc, trong đó có Nha Thống kê Việt Nam. Để ghi nhớ quá trình xây dựng, trưởng thành và để phù hợp với thực tế lịch sử, ngày 6 tháng 5 năm 1946 đã được chọn là ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam. Và cũng từ đó đến nay, trong giai đoạn nào, hoàn cảnh nào, Thống kê Việt Nam cũng làm tốt vai trò công cụ đắc lực của Chính phủ trong quản lý, điều hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
Việt Nam tích cực chuẩn bị sự kiện quy mô dân số cả nước chạm mốc 100 triệu dân năm 2023

Việt Nam tích cực chuẩn bị sự kiện quy mô dân số cả nước chạm mốc 100 triệu dân năm 2023

14:15 27/03/2023

 Ngày 20/3/2023, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì họp tổ công tác gồm đại diện Lãnh đạo một số Bộ, ngành chuẩn bị cho sự kiện quy mô dân số Việt Nam đạt 100 triệu người vào trung tuần tháng Tư năm 2023.
Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

14:25 03/03/2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 5/2023/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Sự kiện nổi bật năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thống kê năm 2021

Sự kiện nổi bật năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thống kê năm 2021

08:08 05/01/2021

Năm 2020, được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; sự ủng hộ, phối hợp của các Bộ, ban, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, toàn ngành Thống kê đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, khắc phục khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và đã hoàn thành xuất sắc Kế hoạch công tác năm 2020 cũng như các nhiệm vụ được giao đột xuất. Sau khi xem xét đề xuất của các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Thống kê, Lãnh đạo Tổng cục đã chọn 09 sự kiện nổi bật của Ngành năm 2020, chủ đề và 09 nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 như sau:
Tọa đàm đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam

Tọa đàm đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam

17:23 31/07/2020

Sáng ngày 21/7/2020 Tổng cục Thống kê (TCTK) đã phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đồng chủ trì Tọa đàm đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham dự buổi tọa đàm có bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCTK; ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng TCTK; bà Era Dabla-Norris, trưởng nhóm phụ trách về Việt Nam của IMF (tại điểm cầu Wasington DC - Hoa Kỳ); Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc TCTK; đại diện lãnh đạo và chuyên viên của các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện một số bộ, ngành có liên quan; điểm cầu các chuyên gia của IMF và 63 Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội nghị các nhà thống kê trẻ lần thứ 45

Hội nghị các nhà thống kê trẻ lần thứ 45

12:00 16/07/2019

​Hội nghị các nhà thống kê trẻ (YSM) lần thứ 45 năm 2019 sẽ được tổ chức từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 01 tháng 8 tại thành phố Leeds, Vương quốc Anh. Hội nghị được tổ chức bởi một nhóm nhân viên làm việc tại Đơn vị nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của Đại học Leeds.
Thống kê dân số thế giới năm 2017

Thống kê dân số thế giới năm 2017

12:00 02/01/2018

​Theo thống kê của Liên hợp quốc, dân số thế giới đến ngày 22/3/2017 là 7,49 tỷ người. Ước tính dân số thế giới dự kiến ​​đạt 8 tỷ người vào năm 2023 và đạt 10 tỷ người năm 2056. Dân số trong lịch sử, hiện tại và tương lai, được thể hiện qua Bảng số 1, 2, 3 như sau:
Tuyên bố của ASA về ý nghĩa thống kê và trị số P

Tuyên bố của ASA về ý nghĩa thống kê và trị số P

12:00 20/04/2017

​Gia tăng định lượng trong nghiên cứu khoa học và phát triển các tập hợp dữ liệu lớn, phức tạp trong những năm gần đây đã mở rộng phạm vi ứng dụng của các phương pháp thống kê. Điều này đã tạo ra những hướng mới cho tiến bộ khoa học, nhưng nó cũng mang lại những lo ngại về kết luận rút ra từ dữ liệu nghiên cứu. Giá trị (validity) của kết luận khoa học, bao gồm cả khả năng tái lặp (reproducibility) của chúng, phụ thuộc nhiều hơn so với tự thân phương pháp thống kê. Các kỹ thuật thích hợp được lựa chọn, phân tích thực hiện đúng và giải thích chính xác của kết quả thống kê cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng kết luận là có cơ sở và sự không chắc chắn xung quanh chúng được trình bày một cách đúng đắn.
Hal Varian: “Thống kê – nghề mơ ước trong thập kỷ mới”

Hal Varian: “Thống kê – nghề mơ ước trong thập kỷ mới”

12:00 10/08/2015

Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng về dữ liệu. Dữ liệu chúng ta có và cách chúng ta xử lý chúng đang thay đổi từng ngày. Như một dẫn chứng, Hal Varian, nhà kinh tế trưởng của Google, đưa ra ví dụ: “Ở thời kỳ đầu của kỷ nguyên Web, cuối mỗi trang tài liệu hay dữ liệu thường có dòng chữ ‘Tài liệu có bản quyền. Không được sao chép’. Ngày nay, cuối mỗi trang tài liệu thường là ‘Tài liệu có bản quyền. Bấm vào đây để gửi đi’.” Tức là ngày nay chúng ta dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn dữ liệu phong phú và cách quản lý chúng đã thay đổi. Hal Varian là người từng đưa ra nhiều nhận định nổi tiếng về thống kê trong kỷ nguyên của dữ liệu. Dưới đây là bài phỏng vấn ông của nhà báo Julian Champkin – tổng biên tập của tạp chí ‘Significance magazine’, một ấn bản của Hội Thống Kê Hoàng gia Anh và Hội Thống Kê Mỹ.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế và thống kê, từ 1880 đến 2010

Các cuộc khủng hoảng kinh tế và thống kê, từ 1880 đến 2010

12:00 16/07/2015

​Các cuộc khủng hoảng lớn đương nhiên là những thời điểm được viện dẫn mạnh mẽ để phác họa tính nghiêm trọng của tình thế. Nhưng đó cũng là những thời điểm của những cuộc tranh luận lớn, qua đó vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết và lèo lái nền kinh tế được suy nghĩ lại một cách sâu sắc. Ứng với mỗi cuộc khủng hoảng là sự nổi lên của những cách lượng hóa mới thế giới xã hội. Những mô hình hành động mới kéo theo những biến mới và những hệ thống quan trắc mới.
Chênh lệch số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhìn nhận và lý giải

Chênh lệch số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhìn nhận và lý giải

12:00 23/06/2015

Chênh lệch số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa (thống kê XNK) giữa Trung Quốc và các đối tác là vấn đề phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng. Số liệu thống kê XNK  của Việt Nam và Trung Quốc cũng có sự chênh lệch, năm 2014 ở mức khá cao. Có nhiều lý giải khác nhau về nguyên nhân nhưng để nhìn nhận toàn diện, khách quan, cần xem xét nhiều yếu tố liên quan đến phương pháp thống kê, sự chênh lệch số liệu của Việt Nam và Trung Quốc với các đối tác khác như thế nào thông qua việc phân tích, so sánh các số liệu từ nguồn số liệu của thống kê Việt Nam và thống kê Liên Hợp quốc (UN-COMTRADE)
Một vài con số Thống kê thú vị

Một vài con số Thống kê thú vị

12:00 15/04/2015

​- Một năm có hơn 10 người bị chết do máy bán hàng tự động. - Mùa hè ở sao Thiên Vương kéo dài 21 năm. - 0,3% năng lượng mặt trời ở sa mạc Sahara là đủ để cung cấp năng lượng cho toàn bộ Châu Âu. - Thomas Alva Edison đã sáng chế ra gần 1300 phát minh trong suốt cuộc đời của mình.
Chấm dứt sự can thiệp vào hoạt động thống kê

Chấm dứt sự can thiệp vào hoạt động thống kê

12:00 12/03/2015

​Ngày 11/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Dự thảo Luật Thống kê sửa đổi. Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Luật Thống kê sau khi sửa đổi sẽ chấm dứt tình trạng can thiệp vào hoạt động thống kê khiến số liệu thống kê mất đi tính khách quan, trung thực, kịp thời, chính xác.
Đề xuất tách riêng Tổng cục Thống kê

Đề xuất tách riêng Tổng cục Thống kê

12:00 12/03/2015

​Nhiều ý kiến cho rằng nên để Tổng cục Thống kê là một cơ quan độc lập để đảm bảo tính khách quan, chính xác của số liệu thống kê. Tính pháp lý và vị thế độc lập của Tổng cục Thống kê, hiện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư một lần nữa được đưa ra trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thống kê vào chiều 11/3.
Hội nghị phổ biến kiến thức thống kê đối với cơ quan báo chí

Hội nghị phổ biến kiến thức thống kê đối với cơ quan báo chí

12:00 02/12/2014

​Sáng ngày 26/11/2014, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức thống kê đối với cơ quan báo chí năm 2014. TS Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê chủ trì Hội nghị. Đại biểu tham dự bao gồm đại diện các cơ quan báo chí; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Thống kê; Viện Khoa học Thống kê, Tạp chí Con số Sự kiện, Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê.
HỘI NGHỊ HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ THỐNG KÊ CHÍNH THỨC – IAOS 2014 “THÁCH THỨC CỦA THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC: ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA MỘT THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI”

HỘI NGHỊ HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ THỐNG KÊ CHÍNH THỨC – IAOS 2014 “THÁCH THỨC CỦA THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC: ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA MỘT THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI”

12:00 20/10/2014

​Hiệp hội quốc tế về thống kê chính thức (IAOS) được thành lập vào năm 1985. Cứ 2 năm một lần, IAOS tổ chức Hội nghị quốc tế tại các nước thành viên đăng cai tổ chức, với các chủ đề liên quan đến sự phát triển của thống kê chính thức. Đây là diễn đàn để thủ trưởng cơ quan thống kê các quốc gia, các nhà khoa học thống kê, các tổ chức quốc tế…chia sẻ kinh nghiệm cả về quản lý và chuyên môn vì sự nghiệp phát triển thống kê. Năm nay, Hội nghị sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng, thành phố biển xinh đẹp của Việt Nam trong các ngày 8 - 10/10/2014, với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế; và khoảng 100 đại biểu trong nước đại diện cho một số Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia thống kê của các trường đại học, các viện nghiên cứu…
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014

12:00 12/09/2014

​Để cung cấp kịp thời thông tin về xu hướng sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp hiện nay, phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo, điều hành của, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo của các Bộ, ngành ở Trung ương, từ ngày 01 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 2014 Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra chọn mẫu về xu hướng sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Đối tượng điều tra bao gồm 8.100 doanh nghiệp, chia ra:
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, người sử dụng số liệu thống kê để dự báo, làm mô hình cần phải biết là khi có sự điều chỉnh thì phải lấy số liệu mới nhất từ Niên giám thống kê.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, người sử dụng số liệu thống kê để dự báo, làm mô hình cần phải biết là khi có sự điều chỉnh thì phải lấy số liệu mới nhất từ Niên giám thống kê.

12:00 28/07/2014

​Chúng ta thường “chê” con số thống kê của Việt Nam không đáng tin nhưng cũng có một thực tế là nhiều người sử dụng con số nhưng chưa chắc đã hiểu rõ cách thức tính ra con số ấy để có thể sử dụng đúng mục đích và hợp lý. Nhân dịp vừa qua, Tổng cục Thống kê công bố việc điều chỉnh lại số liệu GDP, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Khám phá trong nghiên cứu khoa học xã hội qua các phương pháp định lượng

Khám phá trong nghiên cứu khoa học xã hội qua các phương pháp định lượng

12:00 26/07/2014

​Hai chữ khoa học trong khoa học xã hội có thể hiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ở đây muốn nói đến những khám phá tri thức mới có độ tin cậy và chính xác cao. Cách hiểu khoa học này thật ra xuất phát từ khoa học tự nhiên, nhưng cũng có thể áp dụng cho khoa học xã hội. Trong bài này sẽ bàn về việc ứng dụng khoa học thống kê (statistical science, chứ không phải đơn thuần thống kê học – statistics) như là một phương tiện để khám phá tri thức mới cho các nhà khoa học xã hội.Các dữ liệu từ nghiên cứu khoa học xã hội thường rất phức tạp, vì mang tính đa biến và đa chiều. Khám phá những cơ cấu và mối liên hệ giữa các yếu tố trong một nghiên cứu là một thách thức lớn cho các nhà khoa học xã hội. Tuy nhiên, những phát triển trong khoa học thống kê đã giúp cho việc khám phá dễ dàng hơn. Ứng dụng của khoa học thống kê trong khoa học xã hội có thể chia thành hai nhóm: thiết kế nghiên cứu và suy luận khoa học. Bất cứ công trình nghiên cứu nào cũng khởi đầu từ khâu thiết kế, và khoa học thống kê đóng góp vào việc (a) chọn mô hình nghiên cứu thích hợp và tối ưu cho câu hỏi nghiên cứu; (b) ước lượng cỡ mẫu cần thiết cho mô hình nghiên cứu; cách lấy mẫu sao cho đảm bảo tính đại diện một tổng thể
Tương lai của Khoa học Thống kê

Tương lai của Khoa học Thống kê

12:00 26/07/2014

​ Thống kê là môn khoa học nghiên cứu về dữ liệu, là khoa học của thu thập, tổ chức và diễn giải các sự kiện số mà ta gọi là dữ liệu. Trong khi các từ "thống kê" và "dữ liệu" thường được công chúng sử dụng thay thế cho nhau, thống kê thực sự đơn thuần vượt ra ngoài sự tích tụ của dữ liệu. Vai trò của một nhà thống kê là: - Thiết kế việc thu thập dữ liệu theo cách giảm thiểu sai lệch và các yếu tố gây nhiễu và tối đa hóa nội dung thông tin. - Xác minh chất lượng của dữ liệu sau khi được thu thập. - Phân tích dữ liệu theo cách đưa ra cái nhìn sâu sắc hoặc thông tin hỗ trợ việc ra quyết định. Các quá trình này rõ ràng luôn tính đến sự bất định ngẫu nhiên hiện diện trong bất kỳ quá trình đo lường thực tế, cũng như sự bất định có hệ thống có thể sẽ được đưa ra bởi các thiết kế thực nghiệm. Sự nhận dạng này là một đặc tính cố hữu của  thống kê, và đây là lý do tại sao chúng ta mô tả nó như là "khoa học của sự bất định," chứ không phải là "khoa học của dữ liệu." Thống kê có thể được mô tả ngắn gọn nhất là khoa học về sự bất định.
VIỆT NAM SẼ LÀ NƯỚC CHỦ NHÀ CỦA HỘI NGHỊ HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ THỐNG KÊ CHÍNH THỨC NĂM 2014 (IAOS 2014)

VIỆT NAM SẼ LÀ NƯỚC CHỦ NHÀ CỦA HỘI NGHỊ HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ THỐNG KÊ CHÍNH THỨC NĂM 2014 (IAOS 2014)

12:00 25/07/2014

​IAOS là tên của Hiệp hội quốc tế về Thống kê chính thức gồM 376 thành viên (tính tại thời điểm tháng 6 năm 2013). Mục tiêu hoạt động của IAOS nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của Thống kê chính thức trên toàn thế giới. Hội nghị của IAOS được tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 1988.

Unable to display PDF file. Download instead.

13/01/2025

Cục trưởng khai mạc Hội nghị

Đồng chí Võ Thành Nhân, Cục trưởng đã thông qua báo cáo Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của Cơ quan. Cục trưởng cũng đã đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2024.

Tiếp theo, Hội nghị tiến hành các nội dung: kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị công chức, người lao động năm 2024 và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan; kết quả giám sát, hỗ trợ công chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan; báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm 2024 và chương trình công tác năm 2025; thông qua kinh phí Công đoàn năm 2024 và dự toán năm 2025; thông qua Quy chế tiền thưởng và Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan Cục Thống kê.

Ông Đinh Nguyên Bảo - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Cục Thống kê

Sau khi nghe các báo cáo, Cục trưởng điều hành phiên thảo luận. Nhiều công chức người lao động đã thảo luận sôi nổi, tham gia góp ý kiến, đề xuẩt các giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại trong năm 2024, phát huy những mặt tích cực để năm 2025, tập thể công chức và người lao động Cục Thống kê Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là trong giai đoạn sắp tới Ngành có nhiều thay đổi.

Quang cảnh hội nghị

Biểu dương những đoàn viên công đoàn tiêu biểu, Hội nghị đã trao giấy khen của Công đoàn viên chức tỉnh và Công đoàn cơ sở Cục Thống kê cho những đoàn viên công đoàn có nhiều đóng góp vào hoạt động phong trào của Cơ quan năm 2024.

Tặng giấy khen của Công đoàn viên chức tỉnh
Tặng giấy khen của Công đoàn cơ sở Cục Thống kê

 

13/01/2025

Unable to display PDF file. Download instead.

09/01/2025

Unable to display PDF file. Download instead.

09/01/2025

Hội thảo này là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “Xây dựng chỉ số bình đẳng giới cấp tỉnh cho Việt Nam” được Viện Khoa học Thống kê và UN Women ký kết thực hiện, với sự phối hợp của Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê, Tổng cục Thống kê và Vụ Bình đẳng Giới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Tại hội thảo, nhóm chuyên gia đã trình bày Báo cáo Phương pháp luận và dữ liệu bản đồ để tính toán Chỉ số Bình đẳng giới cấp tỉnh của Việt Nam, Dự thảo chỉ số bình đẳng giới cấp tỉnh. Các đại biểu tham gia hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp về các chỉ tiêu để phù hợp hơn cho công tác đánh giá, tổng hợp về thực trạng bình đẳng giới tại tỉnh, thực trạng nguồn số liệu cấp tỉnh để tổng hợp các chỉ tiêu bình đẳng giới và tham gia góp ý để xác định mức độ quan trọng của 4 thành phần cấu thành chỉ số bình đẳng giới: Cuộc sống và sức khỏe tốt; giáo dục, kỹ năng và kiến thức; lao động và thu nhập; lãnh đạo, quản lý.

Kết luận Hội thảo, ông Lê Thế Trang, Phó vụ trưởng, Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự; trên cơ sở góp ý và phiếu tham vấn ý kiến tại Hội thảo của các đại biểu, nhóm chuyên gia sẽ tiếp thu, hoàn thiện phương pháp luận, các chỉ tiêu thuộc chỉ số bình đẳng giới cấp tỉnh đảm bảo được tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế chung tại các tỉnh ở Việt Nam.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

 

 

 

06/01/2025

Trước hết, về mặt pháp lý, chỉ tiêu Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước” lần đầu tiên được quy định trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12/11/2021 (chỉ tiêu số 0517). Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 13/2021/TT-BKHĐT về Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số, trong đó có chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước” (chỉ tiêu số 0101). Ngày 07/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, trong đó có nêu cụ thể nội dung chỉ tiêu này.  Ở quy mô cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, trong đó quy định về chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn” (chỉ tiêu số T0507).

Nhìn chung, liên quan đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số, các Nghị định, Quyết định và Thông tư nói trên đã quy định chi tiết về: (1) Khái niệm, phương pháp tính; (2) Phân tổ chủ yếu; (3) Kỳ công bố; (4) Nguồn số liệu và (5) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp đối với hai chỉ tiêu trên. Chi tiết khái niệm và phương pháp tính theo các quy định như sau: 

“Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra so với tổng sản phẩm trong nước trong kỳ báo cáo”.

 

Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Kinh tế số bao gồm:

- Kinh tế số ICT là hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông và hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.

- Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số; các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung, cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng.

Kinh tế số bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ sau: hạ tầng số, nền tảng số và ứng dụng số:

+ Hạ tầng số là hạ tầng kỹ thuật vật lý (hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin) để truyền đưa thông tin số, dữ liệu số và để cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ ứng dụng số, như dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ truy nhập Internet,...

+ Nền tảng số là dịch vụ được phát triển dựa trên hạ tầng số nhằm tạo ra môi trường cho dịch vụ ứng dụng số, như dịch vụ sàn thương mại điện tử hàng hóa (Shopee, Sendo, Amazon, Alibaba,..), sàn giao dịch chứng khoán, dịch vụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, Youtube, Tik Tok, Chotot ...), các ứng dụng trên nền tảng di động để cung cấp dịch vụ (Grab, Bee...).

+ Ứng dụng số là các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin nói chung - được phát triển, vận hành dựa trên hạ tầng số hoặc nền tảng số để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dựa vào đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

  • các quy định hiện nay, Tổng cục Thống kê được phân công chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố chỉ tiêu này.

Về phương pháp biên soạn, để đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP/GRDP, Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và nghiên cứu của Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong (2022) … với mục đích xây dựng phương pháp tính phù hợp với lý luận chung của Tài khoản quốc gia và thực tế nguồn thông tin hiện có của Việt Nam. Theo đó, đo lường đóng góp giá trị tăng thêm của kinh tế số vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam được tiếp cận từ cả phía cung và phía cầu dựa trên nguồn thông tin sẵn có là bảng cân đối liên ngành (bảng IO), đồng thời dựa trên thông tin về chi phí ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp, cơ sở hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể được thu thập từ các cuộc điều tra thống kê như Tổng điều tra kinh tế, điều tra doanh nghiệp, điều tra cá thể, điều tra lập bảng cân đối liên ngành và xây dựng hệ số chi phí trung gian. Chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP/GRDP được biên soạn theo giá hiện hành. Tổng cục Thống kê xác định khái niệm, phạm vi và phương pháp tính cụ thể như sau:

Kinh tế số là các hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành và tối ưu hoạt động kinh tế. Kinh tế số bao gồm các ngành hỗ trợ kinh tế số (ngành kinh tế số lõi) và các ngành được hỗ trợ bởi ngành kinh tế số (ngành kinh tế được số hóa). Như vậy kinh tế số bao gồm ngành kinh tế số lõi và ngành kinh tế được số hóa.

(1) Các ngành kinh tế số lõi

Các ngành kinh tế số lõi bao gồm 7 ngành cấp 2: (1) Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; (2) Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; (3) Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; (4) bản phần mềm; (5) Viễn thông: Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; (6) Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; (7) Cổng thông tin; sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi; và sửa chữa máy tính và thiết bị liên lạc. (Danh mục các ngành kinh tế số lõi theo Bảng phân ngành kinh tế Việt Nam chi tiết đến ngành cấp 5 tại Phụ lục 1).

(2) Các ngành kinh tế được số hóa

Ngành được số hóa là ngành sử dụng sản phẩm kinh tế số lõi làm chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Mỗi ngành sẽ có mức độ sử dụng sản phẩm kinh tế số lõi làm chi phí đầu vào khác nhau nên có tỷ lệ số hóa khác nhau.

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số (VA KTS) trong GDP/GRDP là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra so với tổng sản phẩm trong nước hoặc tổng sản phẩm trên địa bàn trong kỳ báo cáo theo công thức sau:

Trong công thức (1), mẫu số (chỉ tiêu GDP và GRDP) đã được Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố hằng quý, năm chủ yếu dựa trên phương pháp sản xuất. Do đó, để tính được tỷ trọng kinh tế số trong GDP/GRDP cần phải xác định được VAKTS.

Giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra trong nền kinh tế gồm giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế số lõi (VAKTS) và giá trị tăng thêm của các ngành được số hóa (VAsố hóa).

         

Như vậy, công thức (1) được viết lại như sau:

(i) Đối với các ngành kinh tế số lõi

Toàn bộ giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế số lõi được tính vào giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra.

Phương pháp biên soạn Giá trị tăng thêm (VA) của các ngành kinh tế số lõi được tính thống nhất cho cả nước và cho địa phương theo công thức sau:

 

Trong đó, hệ số chi phí trung gian được tính cho cả nước và theo 6 vùng kinh tế dựa trên kết quả biên soạn từ điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian. Do hệ số chi phí trung gian tương đối ổn định trong một số năm nên cuộc điều tra này được thực hiện 5 năm 1 lần (hoặc trên 5 năm).

(ii) Đối với ngành kinh tế được số hóa

Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế được số hóa còn được gọi là “giá trị số hóa” là giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế khác được tạo ra khi sử dụng các ngành kinh tế số làm yếu tố đầu vào

Trên toàn bộ nền kinh tế: Giá trị số hóa là giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế được tạo ra khi sử dụng các ngành kinh tế số làm yếu tố đầu vào được tính dựa vào hệ số của bảng IO dạng cạnh tranh.

Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Do không thể lập bảng IO cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên giá trị số hóa trong GRDP của tỉnh, thành phố sẽ được ước tính từ tỷ lệ số hóa của các ngành.

Tỷ lệ số hóa của các tỉnh, thành phố được ước tính dựa vào tỷ lệ chi phí ứng dụng công nghệ tin, truyền thông so với giá trị sản xuất từ kết quả điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian của Tổng cục Thống kê.

Cách tiếp cận đo lường tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số ở Việt Nam có ưu điểm sau:

- Đảm bảo chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP được công bố hằng năm.

- Chất lượng số liệu kịp thời, phản ánh sát xu hướng và mức độ biến động đóng góp của kinh tế số trong toàn nền kinh tế và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Tiết kiệm kinh phí và nguồn nhân lực, sử dụng các dữ liệu sẵn có từ các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra Thống kê quốc gia và các cuộc điều tra thống kê khác do Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện, thông tin từ các dữ liệu hành chính có liên quan đến kinh tế số của các Bộ, ngành và các địa phương.

Phụ luc 1: Danh mục ngành kinh tế số lõi của Việt Nam

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Tên ngành

C. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

 

26

 

 

 

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

 

 

261

2610

26100

Sản xuất linh kiện điện tử

 

 

262

2620

26200

Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính

 

 

263

2630

26300

Sản xuất thiết bị truyền thông

 

 

264

2640

26400

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

 

 

265

 

 

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; sản xuất đồng hồ

 

 

 

2651

26510

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

 

 

 

2652

26520

Sản xuất đồng hồ

 

 

266

2660

26600

Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp

 

 

267

2670

26700

Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học

 

 

268

2680

26800

Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học

G. BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ, SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC

 

46

 

 

 

Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

 

 

465

 

 

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy

 

 

 

4651

46510

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

 

 

 

4652

46520

Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

J. THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

58

 

 

 

Hoạt động xuất bản

 

 

582

5820

58200

Xuất bản phần mềm

 

61

 

 

 

Viễn thông

 

 

611

6110

 

Hoạt động viễn thông có dây

 

 

 

 

61101

Hoạt động cung cấp trực tiếp dịch vụ viễn thông có dây

 

 

 

 

61102

Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông có dây sử dụng quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác

 

 

612

6120

 

Hoạt động viễn thông không dây

 

 

 

 

61201

Hoạt động cung cấp trực tiếp dịch vụ viễn thông không dây

 

 

 

 

61202

Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông không dây sử dụng quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác

 

 

613

6130

61300

Hoạt động viễn thông vệ tinh

 

 

619

6190

 

Hoạt động viễn thông khác

 

 

 

 

61901

Hoạt động của các điểm truy cập internet

 

 

 

 

61909

Hoạt động viễn thông khác chưa được phân vào đâu

 

62

620

 

 

Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính

 

 

 

6201

62010

Lập trình máy vi tính

 

 

 

6202

62020

Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính

 

 

 

6209

62090

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

 

63

 

 

 

Hoạt động dịch vụ thông tin

 

 

 

6311

63110

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

 

 

 

6312

63120

Cổng thông tin

S. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC

 

95

 

 

 

Sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình

 

 

951

 

 

Sửa chữa máy vi tính và thiết bị liên lạc

 

 

 

9511

95110

Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi

 

 

 

9512

95120

Sửa chữa thiết bị liên lạc

TỔNG SỐ

4

7

16

24

26

 

31/12/2024

Unable to display PDF file.

31/12/2024

Ông Võ Thành Nhân - Cục trưởng Cục Thống kê phát biểu khai mạc Hội nghị

Sau khi phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Võ Thành Nhân, Cục trưởng đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ của Ngành năm 2025. Cục trưởng đã tóm tắt những kết quả đạt được sau một năm thực hiện kế hoạch công tác, đồng thời cũng nêu lên những mặt chưa làm được, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong khi thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Cục trưởng trong quá trình báo cáo tổng kết đã dành thời gian chia sẻ những tâm tư, trăn trở của Lãnh đạo Cục trong công tác tổ chức, cán bộ, công tác chuyên môn nghiệp vụ khi yêu cầu công việc của Ngành ngày càng cao, khó khăn thách thức lớn luôn đòi hỏi mỗi lãnh đạo, công chức, người lao động phải nỗ lực hết mình, không ngừng rèn luyện, phấn đấu học tập chuyên môn, bản lĩnh chính trị và tình yêu nghề đối với Thống kê để từng bước nâng cao chất lượng số liệu và vị thế của Ngành trước các đối tượng dùng tin, đặc biệt trong công tác số liệu phục vụ lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Về nhiệm vụ kế hoạch năm 2025, ngoài các công việc thường xuyên, Cục trưởng đã nhấn mạnh ngành Thống kê Quảng Ngãi cùng với cả nước năm đến có thêm nhiệm vụ rất quan trọng là thực hiện thành công cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Đây là cuộc điều tra lớn, đòi hỏi huy động sức mạnh của toàn Ngành từ khâu chuẩn bị đến khi thực hiện phải rất nghiêm túc. Trong bối cảnh đất nước chuyển đổi, con người thống kê cũng phải đổi mới để thích ứng, để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành.

Bà Trần Thị Thanh Thương - Phó Cục trưởng báo cáo Tổng kết thi đua 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025

Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Thanh Thương, Phó Cục trưởng đã có báo cáo tổng kết về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 để ghi nhận những nỗ lực, rèn luyện, những kết quả đạt được của công chức, người lao động sau một năm thực hiện nhiệm vụ. Nhân dịp này, Phó cục trưởng cũng đã phát động phong trào thi đua năm 2025 với hai nội dung lớn là thi đua thường xuyên và thi đua trong công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Qua bài phát động đã kêu gọi các tập thể, cá nhân ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm tới với mong muốn Ngành giữ vững vị thứ thi đua so với khu vực và có nhiều thành tích hơn nữa trong công tác nâng cao chất lượng số liệu, nâng cao vai trò, vị thế thống kê trước các đối tượng dùng tin.

Biểu dương đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2024, Lãnh đạo cục đã trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho nhiều tập thể, cá nhân trước toàn thể công chức, người lao động tham dự Hội nghị.

Tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2024
Tặng giấy khen cho tập thể có thành tích năm 2024
Tặng giấy khen cho cá nhân có thành tích 2024

Để tiếp tục phát huy những mặt tích cực, những thành tích đạt được, rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại, hạn chế còn mắc phải trong năm 2024 và tiến đến thực hiện nhiệm tốt vụ năm 2025, Cục trưởng đã chủ trì thảo luận về công tác chuyên môn và các nội dung khác có liên quan đến hoạt động thống kê. Nhiều đại biểu tham gia phát biểu ý kiến đóng góp trên tinh thần đoàn kết, xây dựng, cầu thị với mục tiêu xây dựng và phát triển Ngành ngày càng vững mạnh. Các Phòng nghiệp vụ và Chi cục đã ký giao ước thi đua trước sự chứng kiến của Lãnh đạo cục với tinh thần quyết tâm cao thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2025.

Phòng và Chi cục đăng ký giao ước thi đua

Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 là dịp để kết nối tình đồng nghiệp và tăng cường tinh thần học hỏi, trao đổi, chia sẽ giữa những người làm công tác thống kê. Sau một buổi làm việc khẩn trương, Hội nghị đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Toàn cảnh hội nghị

 

19/12/2024

Sáng ngày 06/12/2024, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo đảm an toàn thông tin; quản lý, sử dụng dữ liệu và nghiệp vụ văn phòng. Tham dự hội nghị có Lãnh đạo các Phòng nghiệp vụ, Chi cục và toàn thể công chức ngành Thống kê Quảng Ngãi. 

Hội nghị được tổ chức nhằm góp phần nâng cao kiến thức và trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho toàn thể công chức ngành Thống kê tỉnh Quảng Ngãi trong công tác quản lý, điều hành và công tác nghiệp vụ, đặc biệt là trong thời đại chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực bao gồm cả Thống kê. Đối với ngành Thống kê, đây là cơ hội lớn để chuyển đổi hoạt động thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu, nâng cao hiệu quả chi phí của việc sản xuất số liệu và khai thác tối đa các nguồn dữ liệu hiện có.

Với thời lượng chương trình tập huấn diễn ra ngắn, báo cáo viên đã truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến hoạt động thống kê hiện nay như: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thông tin; bảo mật, an toàn dữ liệu; một số nguy cơ mất an toàn thông tin; hướng dẫn hệ thống quản lý văn bản điện tử và hồ sơ công việc Eoffice; hướng dẫn quản lý và sử dụng chứng thư số; hướng dẫn tác nghiệp trên dịch vụ công kho bạc Nhà nước; hướng dẫn phần mềm quản lý công việc trên hệ sinh thái Taskgov và các chuyên mục Trang thông tin điện tử của Cục Thống kê Quảng Ngãi,…

Báo cáo viên hướng dẫn tác nghiệp trên các phần mềm văn phòng

Sau khi nghe báo cáo viên trình bày từng nội dung, công chức tham gia thực hành trực tiếp tại Hội nghị. Nhiều kiến thức về bảo mật an toàn thông tin đã được phổ biến có ý nghĩa thiết thực đối với công chức. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ công tác văn phòng như quản lý văn bản điện tử Eoffice, hệ sinh thái Taskgov, thư điện tử ngành, chữ ký số,… được lãnh đạo, công chức quan tâm trao đổi tại hội nghị.

Công chức tham gia thảo luận, thực hành trên phần mềm

 

09/12/2024

Unable to display PDF file. Download instead.

20/11/2024

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 387

Tổng số lượt xem: 863942

Bản quyền © 2024 thuộc Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Thành Nhân - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0255.3822862. Email: quangngai@gso.gov.vn.

Địa chỉ: 19 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

ipv6 ready