Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2017 tăng 2,70% so với tháng 12 năm trước
12:00 25/01/2018
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2017 tăng 2,70% so với tháng 12 năm trước; bình quân năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng 5,82%, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,48%, nguyên nhân chủ yếu là do tăng giá dịch vụ y tế tăng và dịch vụ giáo dục điều chỉnh tăng trong tháng 9 năm 2017.
Tổng quan thị trường và giá cả tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2017
12:00 07/10/2017
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017 tăng 0,87% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 1,69%; so với cùng kỳ năm trước tăng 5,39%; bình quân 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước CPI tăng 6,87%. Trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,59%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,15%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,10%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 19,80%; Giao thông tăng 1,63%; Giáo dục tăng 4,73%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,01%. Có 2 nhóm giảm như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,15%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,11%;. Có 2 nhóm ổn định: Đồ uống và thuốc lá; Bưu chính viễn thông.
Tổng quan thị trường và giá cả tháng 04 năm 2017
12:00 01/05/2017
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2017 giảm 0,05% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước giảm 0,06%; so với cùng kỳ năm trước tăng 7,35%; bình quân 4 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước CPI tăng 7,72%. Trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ chính, có 4 nhóm giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,33%, May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,55%; Giao thông giảm 1,50; Bưu chính viễn thông giảm 0,18%. Có 7 nhóm tăng: Đồ uống và thuốc lá tăng 1,03%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,43%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,98%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; Giáo dục tăng 0,20%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,06%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,27%.
Tổng quan thị trường và giá cả tháng 3 quý 1 năm 2016
12:00 12/04/2016
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2016 phản ánh diễn biến theo xu hướng giá nhiều hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng giảm sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, phù hợp với quy luật tiêu dùng những năm trước đây (trừ những năm 2008, 2010, 2011 quy luật tiêu dùng bị phá vỡ do chịu ảnh hưởng các đợt lạm phát hai con số, nguyên nhân do tăng mức lương tối thiểu, tăng giá hàng hóa quốc tế, chính sách kích cầu, chính sách quản lý tỷ giá, mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006).